Nông Dân Trung Sơn Nỗ Lực Làm Giàu

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua nông dân Trung Sơn đã đầu tư nguồn vốn phát triển sản xuất, mở rộng trang trại, gia trại, tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển các hình thức kinh doanh dịch vụ phục vụ tốt mọi nhu cầu của người dân địa phương.
Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp đạt hiệu quả cao, trong đó, tập trung vào lĩnh vực trồng rừng, cao su, hồ tiêu, hình thành vùng trọng điểm lúa chất lượng cao…, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, tạo cho nhiều người có việc làm ổn định.
Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn xã trên 1.100 ha, năng suất bình quân đạt trên 50 tạ/ha. Toàn xã trồng và quản lý hơn 954 ha rừng, hơn 350 ha cao su, 35 ha cây hồ tiêu đã đưa vào khai thác.
Từ trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều việc làm thiết thực và hiệu quả cho người nông dân, đó là các tập thể cùng liên kết tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức theo mô hình kinh tế và hợp tác xã, từng bước thành lập các chi hội nghề nghiệp, trong đó, nổi bật nhất là hình thành và phát triển các nhóm, hội “Tương thân tương ái, giúp nhau vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu” theo mùa vụ, mỗi vụ 2 đến 3 triệu đồng do các thành viên đóng góp.
Tổng số vốn huy động được trong những năm qua lên đến hàng trăm triệu đồng. Số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng, từ 235 hộ (năm 2010) lên đến hơn 300 hộ (năm 2013), giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Tiêu biểu như hộ gia đình ông Lê Biên Hòa (thôn Kinh Môn) với 30 ha rừng, doanh thu mỗi chu trình khai thác khoảng 3 tỷ đồng, khai thác 1 ha cao su hơn 100 triệu đồng/năm; 2,5 sào tiêu mỗi năm thu khoảng 20 triệu đồng; hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Kinh Thị), với mô hình kinh tế tổng hợp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, lãi ròng trên 60 triệu đồng/ năm.
Những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao đã trở thành những điểm sáng để mọi người có thể vận dụng làm theo, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2015, các cấp hội nông dân (ND) huyện Châu Thành đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền và vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt.

Năm năm - khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh ta đạt được và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; để từ đó hoạch định những bước đi sát- đúng với thực tiễn của tỉnh và cả nước cho 5 năm đến.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã nhận được sự đồng thuận từ các cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến nhân dân ở nhiều địa phương. Nhờ đó, Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn có nhiều khởi sắc.

Chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN), tiếp vốn cho người dân, doanh nghiệp (DN) vùng nông thôn đầu tư làm ăn.