Nông dân trúng mùa nhãn

Ông Lê Trương Vinh bên vườn nhãn đang cho thu hoạch.
Ông Lê Trương Vinh (58/9 Nguyễn Gia Thiều, phường 12, TP.Vũng Tàu) cho biết, ông hiện đang trồng 40 gốc nhãn trên diện tích 1.500m2 với nhiều giống nhãn như: nhãn xuồng cơm vàng, nhãn bắp cải, nhãn bao công và nhãn Hai Duyệt (giống nhãn của ông Bùi Quang Duyệt).
Theo ông Vinh, 1 cây nhãn xuồng cơm vàng trong vườn ông thu hoạch được từ 70 - 150kg, giá bán tại vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg.
Nhãn Hai Duyệt và nhãn bắp cải cũng cho năng suất tương tự, nhưng giá bán cao hơn với 80.000 - 90.000 đồng/kg (nhãn Hai Duyệt); 100.000 - 110.000 đồng/kg (nhãn bắp cải).
Ngoài ra, nhờ ứng dụng kỹ thuật chiết - ghép, ông Vinh còn tạo ra loại nhãn xuồng lai tiêu cho cơm vàng, hạt nhỏ, giòn và ngọt nên được bán với giá cao 120.000 đồng/kg cho thương lái thu mua tại vườn.
Như vậy, với 40 gốc nhãn các loại, ông Vinh ước tính, gia đình ông thu lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng, cao hơn 10 - 20 triệu đồng so với năm trước.
Ông Chang Tiến Thành, là hộ trồng nhãn lâu năm ở phường 12 cho biết, năm nay, thời tiết TP.Vũng Tàu khá thuận lợi cộng với kỹ thuật chăm sóc đúng cách nên nhãn năm nay trái to, ít rụng, sản lượng đạt 1,8 - 2 tấn/ha
. Theo ông Thành, để có nhãn chính vụ đạt năng suất cao thì từ cuối tháng 2 (âm lịch), ông bắt đầu tưới nước (đây là khâu quan trọng nhất quyết định năng suất cây nhãn).
Sau 3 tháng tưới liên tục, đến tháng 4 mưa xuống thì nhãn bắt đầu trổ bông. Tháng 6 (âm lịch) bắt đầu thu hoạch lứa nhãn đầu tiên.
Theo ông Thành, đối với những cây nhãn trồng mới theo hàng lối thì ông phủ lưới toàn bộ vườn từ ngọn xuống sát đất để hạn chế chim, dơi, ruồi vàng, bọ xít và ngăn ngừa nhãn rụng trái non.
Theo các hộ trồng nhãn, mặc dù được mùa nhưng giá nhãn bán không hề giảm so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 cho biết, giá bán tại vườn vẫn phổ biến từ 50.000 - 60.000 đồng/kg nhãn xuồng cơm vàng; 30.000 - 35.000 đồng/kg nhãn xuồng cơm trắng.
Định hướng của phường 12 là thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, trong đó khuyến khích các hộ chuyển đổi những diện tích đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng các giống nhãn cho năng suất và chất lượng cao, góp phần làm đa dạng sản phẩm cây ăn quả của tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Gần 70 tuổi, lão nông Lầu Mộc Sáng vẫn chưa tính tới việc nghỉ ngơi. Ngày ngày, ông vẫn bận rộn tổ chức mọi hoạt động sản xuất và tính toán đầu ra ổn định cho vườn bưởi da xanh ruột hồng khoảng 5 hécta đang cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

Trước thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm đang dấy nên như “điểm nóng”, trong cuộc giao ban nội bộ ngành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT – Cao Đức Phát đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi.

Đặc sản lợn nguyên lông đang được các bà nội trợ chọn mua, mặc dù giá của chúng cao gấp đôi thịt lợn thường bán ngoài chợ.

Sau khi những cánh đồng lúa chín thu hoạch thì cũng là lúc vào mùa “săn” chuột đồng ở miền Tây - mùa nước nổi. Lúc này chuột mập ú, sạch, thịt rất ngon, nhiều dinh dưỡng, dù chế biến món gì cũng hấp dẫn và là món khoái khẩu của dân nhậu.