Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.
Năng suất kiệu cao nhưng giá bán lại ở mức thấp. Sản lượng bình quân đạt từ 2,5 - 4 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/công (1000m2). Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg củ kiệu tươi (thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 đồng/kg).
Với giá bán như hiện nay, người trồng kiệu ở huyện Tam Nông nếu canh tác trên đất nhà, sau khi bán xong, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc thu lãi từ 3 - 5 triệu đồng/công. Nếu nông dân phải thuê đất trồng kiệu thì hòa vốn, thậm chí còn bị lỗ.
Theo đa số nông dân trồng kiệu ở xã Phú Hiệp cho biết, cây kiệu dễ trồng, đầu tư vốn nhiều nhưng dễ chăm sóc. Tuy nhiên, do đầu ra chưa ổn định nên năm nào diện tích trồng ít thì được mùa trúng giá, còn năm nào diện tích trồng kiệu tăng lên thì bị rớt giá…
Có thể bạn quan tâm

Bạn đọc Nguyễn Văn Tài (Nghệ An) hỏi: Đề nghị cho biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ thế nào đối với dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ?

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 267 của tỉnh phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Điện Biên đã giảm khá nhanh, còn 31% (năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 50%, cao nhất nước).

Hiện nay, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đăk Nông đang đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng trồng cây tự phát này. Họ chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê...

Với đề án nâng chất tiêu chí nông thôn mới ở TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020,"môi trường sống của người dân nông thôn thành phố sẽ tốt hơn nhiều”. Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình NTM TP.HCM.

Đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P cho biết, doanh nghiệp này đang lập đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và EU.