Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.
Năng suất kiệu cao nhưng giá bán lại ở mức thấp. Sản lượng bình quân đạt từ 2,5 - 4 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/công (1000m2). Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg củ kiệu tươi (thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 đồng/kg).
Với giá bán như hiện nay, người trồng kiệu ở huyện Tam Nông nếu canh tác trên đất nhà, sau khi bán xong, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc thu lãi từ 3 - 5 triệu đồng/công. Nếu nông dân phải thuê đất trồng kiệu thì hòa vốn, thậm chí còn bị lỗ.
Theo đa số nông dân trồng kiệu ở xã Phú Hiệp cho biết, cây kiệu dễ trồng, đầu tư vốn nhiều nhưng dễ chăm sóc. Tuy nhiên, do đầu ra chưa ổn định nên năm nào diện tích trồng ít thì được mùa trúng giá, còn năm nào diện tích trồng kiệu tăng lên thì bị rớt giá…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.

Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…

Mồi câu là lông gà trắng, là vải kim tuyến hoặc cá nục, cá cơm… Cần câu chỉ đơn giản những sợi cước mảnh, dài gắn từ 5 đến 15 lưỡi câu. Hành trang của nghề câu chỉ có thế. Ấy vậy mà trải qua không biết bao thăng trầm, những ngư dân vẫn lặng lẽ cùng thuyền nan thẳng tiến ra biển để giữ lấy nghề xưa.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương hoãn tất cả các hoạt động chưa cần thiết, tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống tiêu, hồ chứa, các vùng xung yếu... thực hiện cấm biển ngay trong hôm nay (17/7), trong ngày mai (18/7), không để ngư dân còn hoạt động trên biển.

Theo quy hoạch của ngành điện Trà Vinh, sản lượng điện cho nuôi tôm vỏn vẹn 670.000 kWh. Nhưng chỉ tính đến năm 2013, sản lượng điện thực tế phục vụ nuôi tôm đã lên tới 34 triệu kWh, gấp hàng chục lần quy hoạch. Sự lệch pha giữa quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch điện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của bà con.