Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.
Chị Ngô Thị Nhu cho biết, khoảng nửa tháng nay, số lượng vú sữa nâu chín sớm đã xuất hiện áp đảo so với đặc sản vú sữa Lò Rèn. Hiện tại, trung bình mỗi ngày vựa trái cây của chị Nhu mua được hơn một tấn vú sữa nâu để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy vú sữa Lò Rèn có chất lượng ngon hơn, nhưng do số lượng quá ít nên giá bán chỉ tương đương hoặc thấp hơn vú sữa nâu.
Ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, vú sữa nâu thường chín sớm hơn vú sữa Lò Rèn từ 20 - 30 ngày và luôn bán được giá cao nên đã thu hút nông dân đổ xô trồng. Hiện nay, diện tích vú sữa nâu đạt khoảng 700 ha và đang có xu hướng phát triển nhanh trong mấy năm gần đây.
Có thể bạn quan tâm

Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.

Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt mức kỷ lục trên 7,8 tỷ USD. Nhưng năm nay, xem chừng để đem về 7 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản lại là một công việc rất khó thực hiện được.

Ngày 15.9, đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh có công điện khẩn chỉ đạo công an các cấp trong tỉnh tăng cường hoạt động nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong thu hoạch, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn.

Ngày 16/9, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cơn bão số 3 đã làm 57 ha lúa và 640 ha hoa màu bị ngập, ngã đổ.

Nhằm tái cơ cấu ngành trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã trích ngân sách 17 tỷ đồng hỗ trợ SX vụ đông (gồm giống ngô, đậu tương và mô hình liên kết SX, bao tiêu sản phẩm).