Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.
Chị Ngô Thị Nhu cho biết, khoảng nửa tháng nay, số lượng vú sữa nâu chín sớm đã xuất hiện áp đảo so với đặc sản vú sữa Lò Rèn. Hiện tại, trung bình mỗi ngày vựa trái cây của chị Nhu mua được hơn một tấn vú sữa nâu để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy vú sữa Lò Rèn có chất lượng ngon hơn, nhưng do số lượng quá ít nên giá bán chỉ tương đương hoặc thấp hơn vú sữa nâu.
Ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, vú sữa nâu thường chín sớm hơn vú sữa Lò Rèn từ 20 - 30 ngày và luôn bán được giá cao nên đã thu hút nông dân đổ xô trồng. Hiện nay, diện tích vú sữa nâu đạt khoảng 700 ha và đang có xu hướng phát triển nhanh trong mấy năm gần đây.
Có thể bạn quan tâm

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.

Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nếu địa phương nào để tình trạng cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.

Tỉnh Phú Yên cho phép Cty CP Đầu tư thủy sản tập đoàn biển lập thủ tục triển khai dự án "Tàu đánh cá vùng biển xa và Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá Phú Lạc" với tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng.

Rảo quanh các vùng trồng cây cảnh lớn tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) như Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa… thời điểm này, dễ nhận thấy có sự khác biệt so với một số năm trước đây khi có khá nhiều nhà vườn chuyên về cam cảnh, bưởi cảnh mọc lên bên cạnh các vùng quất cảnh.

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...