Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.
Tại An Giang, nhờ giá tôm càng xanh năm nay tăng cao so với năm 2010 từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, nên hầu hết các hộ nuôi trúng đậm. Hơn 350ha đất ở huyện Thoại Sơn đang áp dụng mô hình “1 tôm + 1 vụ lúa đông xuân” đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Nuôi tôm càng xanh mùa lũ trên ruộng lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Tới đây tỉnh sẽ quy hoạch, đầu tư mạnh hơn cho mô hình “1 tôm + 1 lúa”, nhằm giảm áp lực trồng lúa vụ 3 mùa lũ. Dự kiến, trong năm 2012, Đồng Tháp sẽ mở rộng diện tích tôm càng xanh lên 2.200ha, sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn.
Theo ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2011 toàn vùng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, trong đó có trên 300.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 1,2 triệu tấn cá tra.
Năm 2011, các tỉnh đã đưa 762.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng 9.000ha so năm 2010, trong đó có 582.164ha nuôi tôm sú, trên 5.400ha nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.