Nông Dân Trồng Thanh Long Phấn Khởi Đón Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi này, nông dân trồng thanh long vụ nghịch phục vụ thị trường trái cây bày Tết ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) vô cùng phấn khởi do giá thanh long tăng mạnh trở lại sau thời gian liên tục giảm giá. Hiện nay, thanh long ruột trắng được các thương lái thu mua tại vườn với giá cao gấp đôi so với tháng trước và rất hút hàng.
Ông Lê Văn Bình, nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, gần 1 tháng nay, giá thanh long ruột trắng tăng mạnh trở lại và nhu cầu tiêu thụ cũng ngày càng cao khi Tết đang đến gần. Hiện nay, các thương lái đến tận vườn thu mua thanh long loại 1 với giá 20.000-21.000 đồng/kg, thanh long loại 2 cũng có giá 17.000-18.000 đồng/kg; tuy nhiên tỷ lệ thanh long bị thương lái dạt xuống loại 2 rất ít do sản lượng thanh long vụ nghịch không nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ dịp Tết tăng cao.
Theo ông Bình, thanh long có màu sắc đỏ tươi, hình dáng đẹp, tên gọi cũng nhiều ý nghĩa, gợi lên hình tượng rồng đến nhà với niềm tin may mắn, thuận lợi suốt cả năm nên nhiều người dân rất ưa chuộng chưng bày trên mâm ngũ quả trong những ngày Tết. Chính vì vậy, từ nay đến Tết, nhiều khả năng giá thanh long sẽ tiếp tục tăng mạnh vượt trên mức 25.000 đồng/kg do nhu cầu thanh long chưng nghi trên thị trường ngày càng cao.
Theo chiết tính của nông dân trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), với năng suất thanh long bình quân ở địa phương này khoảng 2 tấn/công (mỗi công bằng 1.000m2), với giá thanh long ruột trắng hiện nay thì nhà vườn trồng thanh long có thể lãi trên 20 triệu đồng/công.
Ông Võ Ngọc Diệp, Tổ trưởng Tổ hợp tác thanh long Lương Phú C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, năm nay ông có 2 công trồng thanh long xử lý nghịch vụ cho thu hoạch bán tết. Dự kiến trong vài ngày tới, ông sẽ thu hoạch 2 tấn thanh long để cung ứng thị trường tết. Với giá thanh long hiện nay và khả năng giá tiếp tục tăng trong thời gian tới, ông cũng như nhà vườn trồng thanh long nghịch vụ phục vụ thị trường chưng Tết đang rất phấn khởi.
Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn thứ hai cả nước (sau Bình Thuận). Thanh long Tiền Giang được trồng trên 9/11 huyện, thị, thành của tỉnh. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Gạo, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, huyện Chợ Gạo đã có 600 ha thanh long trồng mới, nâng diện tích thanh long toàn huyện lên 3.400 ha; còn tại huyện Châu Thành cũng đã có 50 - 60 ha thanh long, huyện Tân Phước cũng đã phát triển 80 ha thanh long… đưa tổng diện tích trồng thanh long tại Tiền Giang đạt hơn 4.200 ha.
80% trong tổng lượng thanh long xuất khẩu của Tiền Giang được xuất sang Trung Quốc, trong đó có hơn 50% xuất theo đường tiểu ngạch. Ngoài ra, 20% lượng thanh long còn lại xuất khẩu sang các thị trường truyền thống khác như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và một số thị trường khó tính như Mỹ, Ý và Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.

Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.

Khoảng 8 giờ ngày 8-7, người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đi trên hàng chục chiếc ghe kéo ra sông để phản đối việc Công ty CP Hoàng Linh hút cát vì cho rằng việc hút cát gây ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ cá lồng bè bị chết hàng loạt.