Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm

Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm
Ngày đăng: 28/09/2015

Tiết lộ về những bí quyết trong nghề thu "lộc rừng", anh Vi Văn Hùng - một thợ lấy ong mật chia sẻ về cách tìm nơi ong làm tổ:

“Trừ những tổ ong làm mật người đi rừng may mắn nhìn thấy và lấy mang về, còn mỗi thợ lấy ong rừng đều có cách tìm nơi ong làm tổ.

Chúng tôi thường đi theo các con suối ở trong rừng để quan sát đàn ong xuống lấy nước, sau đó theo hướng ong bay để tìm tổ của chúng.

Khi phát hiện được tổ ong, người thợ sẽ nhìn vào cách ong bám vào tổ để biết thời gian lấy mật sao cho không để mật quá già hoặc quá non. Theo kinh nghiệm, nếu ong mẹ đang ở trung tâm ổ thì phải 10-15 ngày nữa mới lấy được nhiều mật…”.

Thành quả sau thời gian vào rừng lấy mật ong.

Công đoạn nguy hiểm nhất chính là leo thân cây lấy mật, vì thường ong đóng tổ làm mật ở những cây rất cao.

Người thợ phải chuẩn bị những bó đuốc khô lớn, rồi dùng lá cây tươi buộc xung quanh đốt lên để tạo khói, sau đó cầm xô leo lên chỗ có tổ ong. Ngọn khói làm đàn ong từ tổ bay ra khắp nơi tạo thành tiếng như có mưa rào, người thợ nhanh tay lấy tổ ong bỏ vào xô nhựa và khẩn trương tụt xuống.

Có những quy định bất thành văn mà tất cả những người làm nghề thu "lộc rừng" đều phải ngầm hiểu: Nguyên tắc đầu tiên là không được để xảy ra cháy rừng; nguyên tắc tiếp theo là không được tranh giành, xung đột trong quá trình lấy mật ong.

Về điều này anh Hùng chia sẻ:

“Trong một cánh rừng có nhiều tổ thợ đi tìm ong lấy mật, có thể họ đều nhìn thấy một tổ ong nhưng rất hiếm khi có chuyện tranh giành nhau.

Người đi trước thấy tổ ong trên cây nếu nhận thấy chưa đến thời điểm lấy mật sẽ dùng dao chặt một số nhát vào thân cây như làm dấu để lần sau đến lấy.

Những người khác đi sau nhìn vào đó sẽ biết tổ ong kia đã có chủ nên sẽ không động vào".

Ngoài ra, người đi lấy mật còn có cách bảo vệ đàn ong cho những mùa mật sau.

“Làm nghề thời vụ nhưng khai thác mật ong mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, hơn ai hết, chúng tôi mong bầy ong càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì thế trong quá trình lấy mật, anh em luôn tìm cách dùng khói để đuổi ong bay đi, hạn chế để ong chết.

Đặc biệt không nên lấy mật ong vào ban đêm, vì ong bay ra không biết đường sẽ bị lửa đốt chết rất nhiều. Điều này không bao giờ chúng tôi làm”- anh Hùng khẳng định như một nguyên tắc nằm lòng cho những người làm nghề thu "lộc rừng".


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận có sản lượng tôm giống giảm Bình Thuận có sản lượng tôm giống giảm

Thông tin từ Sở NN & PTNT, sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 11,67 tỷ/kế hoạch 17 tỷ con (68,6%), giảm 23% so cùng kỳ (15,27 tỷ con). Mặc dù vậy, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống hiện nay có thuận lợi do thời tiết đã có mưa.

29/07/2015
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.

29/07/2015
Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

29/07/2015
Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

29/07/2015
Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm

Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

29/07/2015