Nông Dân Trồng Thanh Long Đăng Ký Đổi Gần 30.000 Đèn Tròn Sợi Đốt Sang Đèn Compact Tiết Kiệm Điện

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.
Theo khảo sát của Công ty Điện lực Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1 triệu đèn tròn sử dụng chiếu sáng cây thanh long kích thích ra hoa trái vụ với công suất đỉnh khoảng 43MW, tổng tiền điện phải trả gần 81 tỷ đồng. Từ tình hình thực tế về sử dụng đèn sợi đốt ở khu vực trồng thanh long kết hợp với tốc độ tăng trưởng diện tích trồng thanh long như hiện nay, việc đầu tư nguồn điện cho lĩnh vực này khó đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân.
Qua triển khai thực hiện chương trình, đã có 20 hộ trồng thanh long đăng ký với 13.100 đèn; 27 hộ đăng ký mua đèn không thuộc chương trình với số lượng mua mới đèn Compact là 16.616 đèn. Qua đó bước đầu Công ty Điện lực Tiền Giang, Tỉnh đoàn và Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ người trồng thanh long khoảng 35 triệu đồng, số còn lại sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất theo đăng ký của hộ nông dân.
Việc hỗ trợ nông dân khu vực trồng thanh long thay thế đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact xông thanh long, ngoài hiệu quả tiết kiệm điện sẽ giảm áp lực đầu tư nguồn điện và cung ứng điện trên địa bàn trồng thanh long, còn góp phần giảm chi phí cho người dân trồng thanh long. Ngoài ra chương trình này còn thúc đẩy việc sử dụng đèn Compact trong khu vực trồng thanh long; chuyển đổi cơ cấu chủng loại đèn từ sợi đốt sang sử dụng đèn tiết kiệm điện, giảm tỷ trọng và tiến tới xóa bỏ đèn sợi đốt sử dụng chong thanh long; phù hợp với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.