Nông Dân Trồng Thanh Long Đăng Ký Đổi Gần 30.000 Đèn Tròn Sợi Đốt Sang Đèn Compact Tiết Kiệm Điện

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.
Theo khảo sát của Công ty Điện lực Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1 triệu đèn tròn sử dụng chiếu sáng cây thanh long kích thích ra hoa trái vụ với công suất đỉnh khoảng 43MW, tổng tiền điện phải trả gần 81 tỷ đồng. Từ tình hình thực tế về sử dụng đèn sợi đốt ở khu vực trồng thanh long kết hợp với tốc độ tăng trưởng diện tích trồng thanh long như hiện nay, việc đầu tư nguồn điện cho lĩnh vực này khó đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân.
Qua triển khai thực hiện chương trình, đã có 20 hộ trồng thanh long đăng ký với 13.100 đèn; 27 hộ đăng ký mua đèn không thuộc chương trình với số lượng mua mới đèn Compact là 16.616 đèn. Qua đó bước đầu Công ty Điện lực Tiền Giang, Tỉnh đoàn và Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ người trồng thanh long khoảng 35 triệu đồng, số còn lại sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất theo đăng ký của hộ nông dân.
Việc hỗ trợ nông dân khu vực trồng thanh long thay thế đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact xông thanh long, ngoài hiệu quả tiết kiệm điện sẽ giảm áp lực đầu tư nguồn điện và cung ứng điện trên địa bàn trồng thanh long, còn góp phần giảm chi phí cho người dân trồng thanh long. Ngoài ra chương trình này còn thúc đẩy việc sử dụng đèn Compact trong khu vực trồng thanh long; chuyển đổi cơ cấu chủng loại đèn từ sợi đốt sang sử dụng đèn tiết kiệm điện, giảm tỷ trọng và tiến tới xóa bỏ đèn sợi đốt sử dụng chong thanh long; phù hợp với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Heo tộc không còn được thả rông trong vườn, ngoài đường; không chỉ được nuôi một vài con để làm thịt mỗi khi tết đến, lễ hội về mà nay đã được nuôi với số lượng lớn hơn và đang góp phần cải thiện sinh kế cho người dân ở xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm.

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.