Nông dân trồng rau mùa lũ thất thu
Nông dân xã Long Thuận trồng rau màu mùa lũ
Rau màu mùa lũ chủ yếu được trồng ở các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B với tổng diện tích gần 1.000ha, hàng năm cung cấp một lượng lớn rau, quả các loại cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm trước đây, mùa lũ giúp cho nông dân trồng rau kiếm thêm thu nhập khá vì giá luôn cao, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi với thu nhập từ 80.000 - 120.000 đồng/ngày.
Hiện nay, nhiều loại rau màu vẫn ở mức thấp như: hành lá dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg; củ cải trắng 4.000 - 5.000 đồng/kg; hẹ 3.000 - 4.000 đồng/kg; ớt 15.000 - 17.000 thấp hơn từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, tình hình thời tiết thất thường và sâu bệnh gây hại nhiều nên nông dân không thu được lợi nhuận.
Ông Nguyễn Chí Cường ngụ ấp Long Thạnh, xã Long Thuận có 4 công hành lá chuẩn bị thu hoạch cho biết, năm nay giá thấp nhiều so với những năm trước, chi phí đầu tư lại cao vì hành bệnh ghẻ phỏng và vàng lá.
Bình quân mỗi công hành lá chi phí từ 15 - 16 triệu đồng nếu bán với giá 8.000 đồng/kg và năng suất đạt 2 tấn/công thì không có lời.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), có rất nhiều gia đình ở các xã kinh tế mới như Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú trồng sầu riêng, một loại cây có nguồn gốc từ Nam Bộ. Ước tính có đến gần 100 cây sầu riêng đang cho trái. Sầu riêng đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Được thành lập ngày 1 - 4 -1992, đến nay Hội Làm vườn tỉnh vừa tròn 20 tuổi. Hội ra đời và phát triển đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng mong mỏi của những người yêu nghề làm kinh tế vườn (cây ăn quả, cây công nghiệp), nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC), từng bước trở thành một nhân tố tích cực trong phong trào phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

Từ loài động vật hoang dã, nhưng với kỹ thuật và kinh nghiệm, những “ông vua rắn” ở đầu nguồn đã thuần dưỡng và nuôi nhân tạo thành công loài rắn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đó là rắn hổ hèo.

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.