Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá

Năm nay do không có lũ nên nông dân trồng mía ở tỉnh Hậu Giang không bị áp lực phải thu hoạch sớm.
Nhờ vậy cây mía chín nên trữ đường khá cao, bên cạnh đó, giá mía đang ở mức từ 1.000 - 1.200 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Do trúng mùa, trúng giá nên người trồng mía ở Hậu Giang rất phấn khởi.
Vụ mía này, nông dân tỉnh Hậu Giang trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy.
Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha.
Do giá mía đang ở mức cao nên tình hình thu hoạch mía của bà con ở huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh đang diễn ra rất nhộn nhịp với thương lái đến đây thu mua ngày một đông.
Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thu hoạch mía.
Bình quân mỗi ngày, bà con nơi đây đốn thu hoạch hơn 100 ha mía với số ghe thu mua dao động từ 200 đến 250 ghe.
Với giá mía được thu mua từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng mía lãi từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ha.
Anh Đinh Văn Triệu ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết:
“Năm nay tôi trồng 1 ha thì năng suất bình quân là 230 tấn/ha.
Giá thị trường hiện ở mức 1.000 đồng/kg nên nông dân năm nay thu về lợi nhuận cao. Trung bình, trừ chi phí, nông dân lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha”.
Có thể bạn quan tâm

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.

Theo đó, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để lây lan; đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thú y cơ sở cũng cần được chú trọng.