Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá

Năm nay do không có lũ nên nông dân trồng mía ở tỉnh Hậu Giang không bị áp lực phải thu hoạch sớm.
Nhờ vậy cây mía chín nên trữ đường khá cao, bên cạnh đó, giá mía đang ở mức từ 1.000 - 1.200 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Do trúng mùa, trúng giá nên người trồng mía ở Hậu Giang rất phấn khởi.
Vụ mía này, nông dân tỉnh Hậu Giang trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy.
Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha.
Do giá mía đang ở mức cao nên tình hình thu hoạch mía của bà con ở huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh đang diễn ra rất nhộn nhịp với thương lái đến đây thu mua ngày một đông.
Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thu hoạch mía.
Bình quân mỗi ngày, bà con nơi đây đốn thu hoạch hơn 100 ha mía với số ghe thu mua dao động từ 200 đến 250 ghe.
Với giá mía được thu mua từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng mía lãi từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ha.
Anh Đinh Văn Triệu ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết:
“Năm nay tôi trồng 1 ha thì năng suất bình quân là 230 tấn/ha.
Giá thị trường hiện ở mức 1.000 đồng/kg nên nông dân năm nay thu về lợi nhuận cao. Trung bình, trừ chi phí, nông dân lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.