Nông Dân Trồng Lúa Nhật Ổn Định Đầu Ra

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.
Ông Trương Thành Tâm, ngụ ấp Sơn Hiệp, chia sẻ: “Trồng lúa Nhật nặng công chăm sóc, chi phí nhiều hơn so với lúa thường nhưng bù lại giá cao hơn và đầu ra ổn định. Mùa trước, tôi trồng lúa Nhật đạt năng suất 580 kg/công tầm cắt, bán với giá 8.700 đồng/kg, trừ các chi phí tôi còn lời 1 triệu đồng/công”.
Có thể bạn quan tâm
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).

Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.