Nông dân trồng khoai lang lỗ nặng

Anh Lê Công Bình, ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược, huyện Bình Tân có chưa đầy 1 ha đất trồng khoai, sau khi thu hoạch bán lỗ trên 60 triệu đồng. Anh cho biết: "Năm trước, tôi bán khoai giá 500 ngàn đồng/tạ, còn năm nay khi mới vào vụ thu hoạch đã rớt giá. Tính "neo" chờ giá lên không ngờ gần 2 tháng qua, càng đợi, giá càng đi xuống. Đến nay, ruộng khoai đã hơn 6 tháng nên buộc lòng phải bán...".
Năm vừa rồi cũng với diện tích 7 công khoai, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí hộ anh Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) còn lãi trên 50 triệu đồng. Năm nay anh đầu tư tiếp, khoai cho năng suất 40 tạ/công, bán với giá 120 ngàn đồng/tạ (khoai lựa, loại 1), 5 ngàn đồng/tạ (loại 3), trong khi chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, nhân công, anh lỗ hơn 40 triệu đồng…
Còn trường hợp của anh Nguyễn Văn Chiến ở ấp Tân Thạnh, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), sau năm đầu tiên "ngậm trái đắng", để có vốn trồng khoai phải vay ngân hàng. Với 12 công khoai vừa thu hoạch xong, anh Chiến nghẹn ngào nói: Năm rồi là vụ đầu tiên nên năng suất rất thấp, bị sâu bệnh nhiều nên chỉ bán với giá 120 ngàn đồng/tạ, thu hoạch xong thua lỗ mấy chục triệu đồng. Năm nay học hỏi kỹ thuật nên khoai cho năng suất trên 50 tạ/công, nhưng muốn bán được phải đợi đến hơn 5 tháng, mà giá có 60 ngàn đồng/tạ, trong khi chưa tính tiền thuê đất chi phí đã 8 triệu đồng/công rồi. Không biết lấy gì để trả nợ vay đây!
Theo nhiều hộ nông trồng khoai, hằng năm, khoai bán được giá thương lái cũng không đòi hỏi chất lượng khoai nghiêm ngặt như hiện tại. Đối với những củ khoai lớn, đủ loại hình dáng vẫn bán được. Năm nay chỉ bán được khoai có trọng lượng từ 50 gam đến 400 gam/củ, hình dáng đẹp, tính ra mỗi tạ khoai bị loại gần phân nửa (khoảng 40% bị loại).
Ông Phạm Văn Chuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lược, cho biết: Năm 2014 diện tích khoai lang của toàn xã chỉ 180 ha, năm nay đã tăng lên khoảng 320 ha. Đầu vụ khoai thương lái thu mua với mức giá 700 đến 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện nay khoai tốt chỉ còn 85 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng/tạ. Trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra vốn đầu tư từ 11 đến 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 đến 6 triệu đồng nữa. Hướng tới địa phương sẽ tuyên truyền, vận động nông dân chuyển sang trồng mè, hành lá vì những loại cây này cho thu nhập khá hơn, giá cả ổn định, không bị thương lái chi phối quá nhiều về đầu ra như khoai lang.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và chính quyền 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cùng ngồi lại với nhau tìm cách giúp ngư dân vươn khơi đánh bắt

Thấy việc chăn nuôi bò lai đầu ra ổn định, mức độ rủi ro thấp, lại dễ nuôi, dịch bệnh ít xảy ra, vốn ban đầu có thể chấp nhận được, đầu năm 2014, ông Đức chọn nuôi bò cái lai sinh sản để phát triển kinh tế gia đình. Với số vốn ban đầu 39 triệu đồng, ông Đức mua 1 con cái chửa, 1 con cái lai có con kèm theo.

Công ty của Trung Quốc có tên Công ty TNHH Tong Wei (Chengdu) Aquatic Produc bị coi là đơn vị đã xuất khẩu loại sản phẩm cá tầm đông lạnh nhưng có các chất độc hại và chất bị cấm trong sản phẩm.

Gần đây, nhắc đến những nông sản nổi tiếng của vùng đất Tiền Giang, người tiêu dùng thường tấm tắc khen giống gà ta Gò Công – đặc sản của miền quê biển thị xã Gò Công. Đây là giống gà lai có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống gà khác đặc biệt là thịt thơm ngon, được thị trường phía Nam hết sức ưa chuộng.

Tính đến ngày 3/7/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch được trên 2.476 tấn cá lóc, hơn 26.019 tấn cá tra, 1,6 tấn ếch, 5,2 tấn lươn và hơn 1.057 tấn tôm cá các loại.