Nông dân trồng khoai lang lỗ nặng

Anh Lê Công Bình, ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược, huyện Bình Tân có chưa đầy 1 ha đất trồng khoai, sau khi thu hoạch bán lỗ trên 60 triệu đồng. Anh cho biết: "Năm trước, tôi bán khoai giá 500 ngàn đồng/tạ, còn năm nay khi mới vào vụ thu hoạch đã rớt giá. Tính "neo" chờ giá lên không ngờ gần 2 tháng qua, càng đợi, giá càng đi xuống. Đến nay, ruộng khoai đã hơn 6 tháng nên buộc lòng phải bán...".
Năm vừa rồi cũng với diện tích 7 công khoai, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí hộ anh Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) còn lãi trên 50 triệu đồng. Năm nay anh đầu tư tiếp, khoai cho năng suất 40 tạ/công, bán với giá 120 ngàn đồng/tạ (khoai lựa, loại 1), 5 ngàn đồng/tạ (loại 3), trong khi chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, nhân công, anh lỗ hơn 40 triệu đồng…
Còn trường hợp của anh Nguyễn Văn Chiến ở ấp Tân Thạnh, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), sau năm đầu tiên "ngậm trái đắng", để có vốn trồng khoai phải vay ngân hàng. Với 12 công khoai vừa thu hoạch xong, anh Chiến nghẹn ngào nói: Năm rồi là vụ đầu tiên nên năng suất rất thấp, bị sâu bệnh nhiều nên chỉ bán với giá 120 ngàn đồng/tạ, thu hoạch xong thua lỗ mấy chục triệu đồng. Năm nay học hỏi kỹ thuật nên khoai cho năng suất trên 50 tạ/công, nhưng muốn bán được phải đợi đến hơn 5 tháng, mà giá có 60 ngàn đồng/tạ, trong khi chưa tính tiền thuê đất chi phí đã 8 triệu đồng/công rồi. Không biết lấy gì để trả nợ vay đây!
Theo nhiều hộ nông trồng khoai, hằng năm, khoai bán được giá thương lái cũng không đòi hỏi chất lượng khoai nghiêm ngặt như hiện tại. Đối với những củ khoai lớn, đủ loại hình dáng vẫn bán được. Năm nay chỉ bán được khoai có trọng lượng từ 50 gam đến 400 gam/củ, hình dáng đẹp, tính ra mỗi tạ khoai bị loại gần phân nửa (khoảng 40% bị loại).
Ông Phạm Văn Chuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lược, cho biết: Năm 2014 diện tích khoai lang của toàn xã chỉ 180 ha, năm nay đã tăng lên khoảng 320 ha. Đầu vụ khoai thương lái thu mua với mức giá 700 đến 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện nay khoai tốt chỉ còn 85 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng/tạ. Trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra vốn đầu tư từ 11 đến 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 đến 6 triệu đồng nữa. Hướng tới địa phương sẽ tuyên truyền, vận động nông dân chuyển sang trồng mè, hành lá vì những loại cây này cho thu nhập khá hơn, giá cả ổn định, không bị thương lái chi phối quá nhiều về đầu ra như khoai lang.
Có thể bạn quan tâm

Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600ha.

Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.

Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.

Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.