Nông dân trồng hành tím Vĩnh Châu chủ động chuyển sang cây trồng khác

Ông Lai Kiến Tuyền ở khóm 6, phường 1, thị xã Vĩnh Châu có hơn 5000m2 trồng hành tím. Với kinh nghiệm nhiều năm và nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên hành tím của ông luôn đạt năng suất cao, trên 3,1 tấn/1000m2.
Vụ hành tím năm nay, củ to đẹp, chất lượng cao nên ông bán được 8.000 đ/kg, trừ chi phí xong còn lời trên 20 triệu đồng. Trong khi đó nhiều nông dân bị thua lỗ vì năng suất chỉ đạt khoảng 2 tấn/1.000m2, vào mùa thu hoạch rộ, hành tím ứ đọng, chỉ bán được 4.000 - 5.000 đ/kg. Ông Tuyền lo ngại tình trạng này sẽ tái diễn trong các mùa vụ sau nên ông tính vụ tới sẽ giảm diện tích trồng hành tím xuống 2.500m2, phần còn lại ông chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng mong có hiệu quả kinh tế cao hơn, ông Lai Kiến Tuyền cho biết: Vụ hành năm nay nông dân trồng ít lại vì giá hành tím bấp bênh quá, nông dân chúng tôi đã chuyển sang trồng xen những loại cây khác như: củ cải trắng, ớt, khoai môn...
Với hơn 6.000m2 trồng hành tím, mỗi năm hộ anh Trần Sa Phia ở ấp Sở Tại B, phường Vĩnh Phước, trồng một vụ hành tím và luân canh các loại rau màu khác. Hai vụ hành tím liên tiếp không có lời, nên anh quyết định vụ tới chỉ trồng hành tím trên 2.000m2, diện tích còn lại anh chuyển sang trồng ớt, khoai môn hay củ cải trắng dễ tiêu thụ và giá cả ổn định hơn; Theo anh Phia trồng củ cải trắng dễ chăm sóc, ít tốn chi phí, với khoảng 4 công đất trồng củ cải, sau gần 2 tháng thu hoạch khoảng 10 tấn/công, với giá bán bình quân khoảng 4.000 đ/kg, tính ra cũng lời gần 30 triệu đồng, anh Phia cho biết vụ rồi hành rớt giá lỗ cả chi phí đầu tư, nên vụ này anh chuyển sang trồng ớt, củ cải trắng, hy vọng sẽ được mùa có giá.
Ngành nông nghiệp địa phương đã có nhiều giải pháp và khuyến cáo bà con nên giảm diện tích trồng hành tím để chuyển sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Hiện đã có nhiều nông dân làm theo cách này, theo đó diện tích hành tím giống cung ứng cho vụ trồng hành mùa năm nay chỉ còn khoảng 1.300 ha, giảm gần 200 ha so với năm trước, ông Nguyễn Minh Chí -Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Năm nay diện tích trồng hành tím ở Vĩnh Châu giảm nhiều so với các năm trước do bà con chuyển sang trồng các loại hoa màu khác, đây cũng là tín hiệu vui trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn thị xã.”
Một số trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu chuyển sang trồng củ cải trắng.
50.000 tấn hành tím bị tồn đọng của Vĩnh Châu đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước hỗ trợ đầu ra và tiêu thụ hết, nhưng vẫn còn đọng lại bài học kinh nghiệm là sản xuất phải tính đến thị trường tiêu thụ. Đa dạng cây trồng nhằm giảm sản lượng 1 chủng loại hàng nông sản để dễ tiêu thụ là hướng đi phù hợp với nông dân xứ biển Vĩnh Châu.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hữu Ánh, phó trưởng Trạm khuyến nông - lâm - ngư huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết để khắc phục tình trạng bị thoái hóa giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác, một nhóm kỹ sư của trạm đã nhân giống thành công chuối già lùn bằng phương pháp nuôi cấy mô. So với các loại giống chuối thông thường, chuối nuôi cấy mô có thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn, thu hoạch đại trà cả vườn một lần, năng suất cao...

Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi. Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp để tìm đầu ra cho nhung hươu.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.