Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân trồng hành tím Vĩnh Châu chủ động chuyển sang cây trồng khác

Nông dân trồng hành tím Vĩnh Châu chủ động chuyển sang cây trồng khác
Ngày đăng: 27/06/2015

Ông Lai Kiến Tuyền ở khóm 6, phường 1, thị xã Vĩnh Châu có hơn 5000m2 trồng hành tím. Với kinh nghiệm nhiều năm và nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên hành tím của ông luôn đạt năng suất cao, trên 3,1 tấn/1000m2.

Vụ hành tím năm nay, củ to đẹp, chất lượng cao nên ông bán được 8.000 đ/kg, trừ chi phí xong còn lời trên 20 triệu đồng. Trong khi đó nhiều nông dân bị thua lỗ vì năng suất chỉ đạt khoảng 2 tấn/1.000m2, vào mùa thu hoạch rộ, hành tím ứ đọng, chỉ bán được 4.000 - 5.000 đ/kg. Ông Tuyền lo ngại tình trạng này sẽ tái diễn trong các mùa vụ sau nên ông tính vụ tới sẽ giảm diện tích trồng hành tím xuống 2.500m2, phần còn lại ông chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng mong có hiệu quả kinh tế cao hơn, ông Lai Kiến Tuyền cho biết: Vụ hành năm nay nông dân trồng ít lại vì giá hành tím bấp bênh quá, nông dân chúng tôi đã chuyển sang trồng xen những loại cây khác như: củ cải trắng, ớt, khoai môn...

Với hơn 6.000m2 trồng hành tím, mỗi năm hộ anh Trần Sa Phia ở ấp Sở Tại B, phường Vĩnh Phước, trồng một vụ hành tím và luân canh các loại rau màu khác. Hai vụ hành tím liên tiếp không có lời, nên anh quyết định vụ tới chỉ trồng hành tím trên 2.000m2, diện tích còn lại anh chuyển sang trồng ớt, khoai môn hay củ cải trắng dễ tiêu thụ và giá cả ổn định hơn; Theo anh Phia trồng củ cải trắng dễ chăm sóc, ít tốn chi phí, với khoảng 4 công đất trồng củ cải, sau gần 2 tháng thu hoạch khoảng 10 tấn/công, với giá bán bình quân khoảng 4.000 đ/kg, tính ra cũng lời gần 30 triệu đồng, anh Phia cho biết vụ rồi hành rớt giá lỗ cả chi phí đầu tư, nên vụ này anh chuyển sang trồng ớt, củ cải trắng, hy vọng sẽ được mùa có giá.

Ngành nông nghiệp địa phương đã có nhiều giải pháp và khuyến cáo bà con nên giảm diện tích trồng hành tím để chuyển sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Hiện đã có nhiều nông dân làm theo cách này, theo đó diện tích hành tím giống cung ứng cho vụ trồng hành mùa năm nay chỉ còn khoảng 1.300 ha, giảm gần 200 ha so với năm trước, ông Nguyễn Minh Chí -Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Năm nay diện tích trồng hành tím ở Vĩnh Châu giảm nhiều so với các năm trước do bà con chuyển sang trồng các loại hoa màu khác, đây cũng là tín hiệu vui trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn thị xã.”

Một số trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu chuyển sang trồng củ cải trắng.

50.000 tấn hành tím bị tồn đọng của Vĩnh Châu đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước hỗ trợ đầu ra và tiêu thụ hết, nhưng vẫn còn đọng lại bài học kinh nghiệm là sản xuất phải tính đến thị trường tiêu thụ. Đa dạng cây trồng nhằm giảm sản lượng 1 chủng loại hàng nông sản để dễ tiêu thụ là hướng đi phù hợp với nông dân xứ biển Vĩnh Châu.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

24/07/2015
Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

24/07/2015
Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

24/07/2015
Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

24/07/2015
40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP 40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

24/07/2015