Nông Dân Trẻ Sản Xuất Dưa Leo Theo Quy Trình Vietgap

Ghi chép chi tiết số lượng từng kg phân bón, ml thuốc bảo vệ thực vật mua về và sử dụng vào ngày nào,… vào quyển nhật ký đồng ruộng là một điều kiện cần có khi trồng rau theo qui trình VietGAP và được chứng nhận, một công việc không dễ dàng đối với một nông dân, kể cả nông dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm.
Thế mà, anh nông dân trẻ Trần Thanh Sơn, 38 tuổi, nhà ở ấp 1, xã nông thôn mới Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM đã và đang mày mò làm việc ấy với mong muốn có được giấy chứng nhận Sản xuất Dưa leo theo qui trình VietGAP. Có được quyết tâm đó là do thông qua các kênh thông tin tập san, báo, đài,… anh nhận định được: thời gian tớ đây, Giấy chứng nhận này sẽ là giấy thông hành cho sản phẩm rau của anh đi vào chợ đầu mối, siêu thị, bếp ăn của các trường học, công ty,…
Được sự hỗ trợ giống, vật tư, qui trình kỹ thuật trồng dưa leo và sự tư vấn nhiệt tình của cán bộ Khuyến nông thuộc TTKN TP.HCM, anh Sơn đã, đang và đã khắc phục các mối nguy trong quá trình trồng dưa leo theo qui trình VietGAP: cố gắng ghi chép cẩn thận nhật ký, lưu trữ chứng từ, hóa đơn mua bán vật tư, sản phẩm thu họach, … trong một file dựng hồ sơ nhằm tránh thất lạc cũng như khi cơ quan chức năng tới kiểm tra dễ dàng hơn; Dùng các rỗ đựng thuốc nước để bên dưới, rỗ đựng thuốc bột để bên trên, rỗ đựng bao bì phân bón cũng như thuốc BVTV, xếp vào một gốc cuối nhà và che đậy cẩn thận. Những việc này không khó, tuy nhiên đòi hỏi tính cẩn thận.
Sáng ngày 04/11/2010, tiếp chúng tôi bên ruộng dưa leo tươi tốt, trái rất đẹp, vừa thu họach được 2 đợt, anh rất phấn khởi kể: do chăm sóc cẩn thận nên ruộng dưa mới được tươi tốt như thế, anh dự đoán ruộng dưa vụ này của anh ít nhất cũng đạt 6.000kg/2.000m2, cũng may vụ này giá cả đang tăng, thương lái tới tận ruộng thu mua với giá 7000đ/ kg. Như vậy, anh sẽ thu được 42.000.000 đồng.
Tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường, không phải vụ nào cũng có thu nhập cao như thế này, do đó phải cố gắng làm cho bằng được để sớm có giấy Chứng nhận sản xuất dưa leo theo qui trình VietGAP thì sản phẩm thu họach mới được tiêu thụ dễ dàng và ổn định giá cả trong thời gian tới. Anh nói rất quyết tâm: vụ tới anh cũng sẽ chọn mua giống, vật tư,… có nguồn gốc rõ ràng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân, phòng trừ dịch hại theo qui trình kỹ thuật, cũng như khắc phục các mối nguy trong canh tác mà cán bộ Khuyến nông đã tập huấn và tư vấn.
Có thể bạn quan tâm

Mỹ là thị trường đứng đầu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng lại sụt giảm mạnh nhất. Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2%...

Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2020. Trong đó có nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh”. Công tác bảo tồn nguồn gen chủ yếu tập trung vào các đối tượng nguồn gen đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ cạn kiệt, điển hình là mè đen 2 vỏ Bình Thuận.

7 tháng đầu năm, XK gạo chất lượng cao tăng trưởng rất tốt. Ông Huỳnh Minh Huệ- Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)- khẳng định: Đây là phân khúc gạo cần được đẩy mạnh sản xuất để XK thời gian tới.

Thanh long ở Bình Thuận liên tục rớt giá trong gần nửa tháng qua khi vụ thu hoạch chính vào đợt cao điểm, bắt đầu từ giữa tháng 7.

Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu, chọn tạo thành công giống mía VĐ00-236 có năng suất, chất lượng cao phù hợp với sinh thái vùng đất đồi.