Nông Dân Trẻ Sản Xuất Dưa Leo Theo Quy Trình Vietgap

Ghi chép chi tiết số lượng từng kg phân bón, ml thuốc bảo vệ thực vật mua về và sử dụng vào ngày nào,… vào quyển nhật ký đồng ruộng là một điều kiện cần có khi trồng rau theo qui trình VietGAP và được chứng nhận, một công việc không dễ dàng đối với một nông dân, kể cả nông dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm.
Thế mà, anh nông dân trẻ Trần Thanh Sơn, 38 tuổi, nhà ở ấp 1, xã nông thôn mới Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM đã và đang mày mò làm việc ấy với mong muốn có được giấy chứng nhận Sản xuất Dưa leo theo qui trình VietGAP. Có được quyết tâm đó là do thông qua các kênh thông tin tập san, báo, đài,… anh nhận định được: thời gian tớ đây, Giấy chứng nhận này sẽ là giấy thông hành cho sản phẩm rau của anh đi vào chợ đầu mối, siêu thị, bếp ăn của các trường học, công ty,…
Được sự hỗ trợ giống, vật tư, qui trình kỹ thuật trồng dưa leo và sự tư vấn nhiệt tình của cán bộ Khuyến nông thuộc TTKN TP.HCM, anh Sơn đã, đang và đã khắc phục các mối nguy trong quá trình trồng dưa leo theo qui trình VietGAP: cố gắng ghi chép cẩn thận nhật ký, lưu trữ chứng từ, hóa đơn mua bán vật tư, sản phẩm thu họach, … trong một file dựng hồ sơ nhằm tránh thất lạc cũng như khi cơ quan chức năng tới kiểm tra dễ dàng hơn; Dùng các rỗ đựng thuốc nước để bên dưới, rỗ đựng thuốc bột để bên trên, rỗ đựng bao bì phân bón cũng như thuốc BVTV, xếp vào một gốc cuối nhà và che đậy cẩn thận. Những việc này không khó, tuy nhiên đòi hỏi tính cẩn thận.
Sáng ngày 04/11/2010, tiếp chúng tôi bên ruộng dưa leo tươi tốt, trái rất đẹp, vừa thu họach được 2 đợt, anh rất phấn khởi kể: do chăm sóc cẩn thận nên ruộng dưa mới được tươi tốt như thế, anh dự đoán ruộng dưa vụ này của anh ít nhất cũng đạt 6.000kg/2.000m2, cũng may vụ này giá cả đang tăng, thương lái tới tận ruộng thu mua với giá 7000đ/ kg. Như vậy, anh sẽ thu được 42.000.000 đồng.
Tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường, không phải vụ nào cũng có thu nhập cao như thế này, do đó phải cố gắng làm cho bằng được để sớm có giấy Chứng nhận sản xuất dưa leo theo qui trình VietGAP thì sản phẩm thu họach mới được tiêu thụ dễ dàng và ổn định giá cả trong thời gian tới. Anh nói rất quyết tâm: vụ tới anh cũng sẽ chọn mua giống, vật tư,… có nguồn gốc rõ ràng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân, phòng trừ dịch hại theo qui trình kỹ thuật, cũng như khắc phục các mối nguy trong canh tác mà cán bộ Khuyến nông đã tập huấn và tư vấn.
Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Thị Tâm sinh năm 1973, trong gia đình đông chị em nghèo. Học hết THCS chị đi học nghề cắt tóc. Năm 2000 chị lập gia đình, cuộc sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng, tiền cắt tóc, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ không thể trang trải đủ cuộc sống cho gia đình.

Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.

Do diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường xen mì vào vườn cao su non nhưng làm đất bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

Giá rau củ sau Tết rớt giá thê thảm khiến người trồng rau phải bán tống bán tháo, thậm chí có hộ còn mang ra làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Toàn huyện Cam Lâm có 2.148ha mía, tập trung chủ yếu ở xã Cam Hiệp Nam (520ha), Cam An Bắc (hơn 500ha), tiếp đó là Cam Hiệp Bắc (210ha), Cam An Nam, Cam Phước Tây.