Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi

Anh Minh cho biết: Tôi rất thích nghề chăn nuôi nhưng nuôi con gì, trồng cây gì mang lại hiệu quả trên vùng đất cằn cỗi này là vấn đề khá nan giải. Năm 2001, gia đình quyết định chăn nuôi dê vì đây là loại gia súc dễ nuôi. Từ vài con ban đầu, đến nay, đã nâng tổng số lên 300 con.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, năm 2010, qua tìm hiểu, nhận thấy chim bồ câu thích hợp nên anh đã chọn giống và nuôi chim bồ câu có nguồn gốc từ Pháp và Thái Lan. Đến nay, 2 trại chim đã phát triển lên 3.000 con.
Để phát triển bền vững nghề chăn nuôi, từ năm 2001 đến nay, vừa đầu tư, cải tạo đất…. anh đã xây dựng 2 trang trại nuôi dê và chim bồ câu có tổng diện tích 6ha; đồng thời tạo việc làm cho 5 lao động khác ở địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, thu nhập khoảng 160 triệu đồng, anh Trần Văn Minh đã xây nhà mới khang trang và trở thành hộ khá giả ở địa phương, có điều kiện nuôi các con ăn học.
Anh Minh chia sẻ kinh nghiệm: Nghề này đòi hỏi mình phải chịu khó, mỗi lần thất bại là một bài học chua xót. Vì thế muốn nuôi con gì, phải khảo sát thị trường đầu ra, chứ không nuôi đại trà và mong chờ sự may rủi được. Khi đã đầu tư, phải nghiên cứu, am hiểu kỹ về loài vật mình nuôi để khỏi thất bại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi... Có như vậy, mới đạt kết quả mình mong muốn.
Anh Bạch Thuận Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm cho biết, người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt thủy sản. Việc anh Minh đi đầu trong phát triển chăn nuôi thành công sẽ gợi ra hướng mới cho bà con học hỏi, làm theo để cải thiện đời sống. Với thành quả của nhiều năm liên tiếp, anh Trần Văn Minh là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…