Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi

Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi
Ngày đăng: 27/05/2015

Anh Minh cho biết: Tôi rất thích nghề chăn nuôi nhưng nuôi con gì, trồng cây gì mang lại hiệu quả trên vùng đất cằn cỗi này là vấn đề khá nan giải. Năm 2001, gia đình quyết định chăn nuôi dê vì đây là loại gia súc dễ nuôi. Từ vài con ban đầu, đến nay, đã nâng tổng số lên 300 con.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, năm 2010, qua tìm hiểu, nhận thấy chim bồ câu thích hợp nên anh đã chọn giống và nuôi chim bồ câu có nguồn gốc từ Pháp và Thái Lan. Đến nay, 2 trại chim đã phát triển lên 3.000 con.

Để phát triển bền vững nghề chăn nuôi, từ năm 2001 đến nay, vừa đầu tư, cải tạo đất…. anh đã xây dựng 2 trang trại nuôi dê và chim bồ câu có tổng diện tích 6ha; đồng thời tạo việc làm cho 5 lao động khác ở địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, thu nhập khoảng 160 triệu đồng, anh Trần Văn Minh đã xây nhà mới khang trang và trở thành hộ khá giả ở địa phương, có điều kiện nuôi các con ăn học.

Anh Minh chia sẻ kinh nghiệm: Nghề này đòi hỏi mình phải chịu khó, mỗi lần thất bại là một bài học chua xót. Vì thế muốn nuôi con gì, phải khảo sát thị trường đầu ra, chứ không nuôi đại trà và mong chờ sự may rủi được. Khi đã đầu tư, phải nghiên cứu, am hiểu kỹ về loài vật mình nuôi để khỏi thất bại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi... Có như vậy, mới đạt kết quả mình mong muốn.

Anh Bạch Thuận Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm cho biết, người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt thủy sản. Việc anh Minh đi đầu trong phát triển chăn nuôi thành công sẽ gợi ra hướng mới cho bà con học hỏi, làm theo để cải thiện đời sống. Với thành quả của nhiều năm liên tiếp, anh Trần Văn Minh là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

18/10/2014
Sóc Trăng Nuôi Kiến Vàng Trong Vườn Cây Ăn Trái Sóc Trăng Nuôi Kiến Vàng Trong Vườn Cây Ăn Trái

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.

18/10/2014
Giá Chanh Hơn 20.000 Đ/kg Giá Chanh Hơn 20.000 Đ/kg

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.

18/10/2014
Cây Chanh Đào “Trồng Chơi, Ăn Thật” Cây Chanh Đào “Trồng Chơi, Ăn Thật”

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

18/10/2014
Kiếm Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ Cá Bống Bớp Kiếm Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ Cá Bống Bớp

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

20/10/2014