Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi

Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi
Ngày đăng: 27/05/2015

Anh Minh cho biết: Tôi rất thích nghề chăn nuôi nhưng nuôi con gì, trồng cây gì mang lại hiệu quả trên vùng đất cằn cỗi này là vấn đề khá nan giải. Năm 2001, gia đình quyết định chăn nuôi dê vì đây là loại gia súc dễ nuôi. Từ vài con ban đầu, đến nay, đã nâng tổng số lên 300 con.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, năm 2010, qua tìm hiểu, nhận thấy chim bồ câu thích hợp nên anh đã chọn giống và nuôi chim bồ câu có nguồn gốc từ Pháp và Thái Lan. Đến nay, 2 trại chim đã phát triển lên 3.000 con.

Để phát triển bền vững nghề chăn nuôi, từ năm 2001 đến nay, vừa đầu tư, cải tạo đất…. anh đã xây dựng 2 trang trại nuôi dê và chim bồ câu có tổng diện tích 6ha; đồng thời tạo việc làm cho 5 lao động khác ở địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, thu nhập khoảng 160 triệu đồng, anh Trần Văn Minh đã xây nhà mới khang trang và trở thành hộ khá giả ở địa phương, có điều kiện nuôi các con ăn học.

Anh Minh chia sẻ kinh nghiệm: Nghề này đòi hỏi mình phải chịu khó, mỗi lần thất bại là một bài học chua xót. Vì thế muốn nuôi con gì, phải khảo sát thị trường đầu ra, chứ không nuôi đại trà và mong chờ sự may rủi được. Khi đã đầu tư, phải nghiên cứu, am hiểu kỹ về loài vật mình nuôi để khỏi thất bại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi... Có như vậy, mới đạt kết quả mình mong muốn.

Anh Bạch Thuận Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm cho biết, người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt thủy sản. Việc anh Minh đi đầu trong phát triển chăn nuôi thành công sẽ gợi ra hướng mới cho bà con học hỏi, làm theo để cải thiện đời sống. Với thành quả của nhiều năm liên tiếp, anh Trần Văn Minh là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

12/01/2015
Ngư Dân Vui Đón Ngư Dân Vui Đón "Lộc Biển"

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...

12/01/2015
Hiệu Quả Nuôi Lươn Giống Hiệu Quả Nuôi Lươn Giống

Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.

12/01/2015
Tập Trung Cho Vụ Nuôi Mới Tập Trung Cho Vụ Nuôi Mới

Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.

12/01/2015
Thủy Sản Việt Nam Kỳ Vọng Bứt Phá Thủy Sản Việt Nam Kỳ Vọng Bứt Phá

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.

12/01/2015