Nông Dân Trà Vinh Trúng Đậm Mùa Nghêu

Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết từ đầu tháng 4 đến nay đã có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác ở các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch với hơn 740ha bãi nuôi nghêu, tổng sản lượng ước đạt 4.200 tấn nghêu thương phẩm, doanh thu khoảng 32 tỷ đồng.
Giá nghêu thương phẩm hiện có giá từ 23.000 - 28.000 đồng/kg nên các hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi nghêu đều có lợi nhuận gần 50%, xã viên được chia lợi nhuận 1 đồng vốn được 1,8 đồng lời.
Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi nghêu Đồng Tiến, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, cho biết 7 năm liền hợp tác xã nuôi nghêu đều có lãi. Riêng mùa vụ nuôi nghêu 2013 - 2014, đợt 1 hợp tác xã đã thu hoạch được hơn 200 tấn nghêu thương phẩm trên diện tích 40ha bãi nuôi. Vụ nghêu năm nay, tổ hợp tác sẽ thu hoạch hơn 400 tấn nghêu, tăng 40 - 50 tấn so với vụ nghêu năm trước.
Nếu giá nghêu ổn định ở mức 25.000 đồng/kg thì vụ nghêu này mỗi xã viên được chia lợi nhuận khá cao, người thấp nhất là 10 triệu đồng, người cao nhất từ 50 - 60 triệu đồng. Trà Vinh hiện có khoảng 1.200 ha bãi bồi ven biển, trong đó có gần 800 ha bãi cát thích hợp cho nghề nuôi nghêu.
Từ năm 2005, UBND tỉnh Trà Vinh đã chủ trương giao đất bãi bồi ven biển cho các xã vùng ven biển để vận động người dân thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu, trong đó ưu tiên cho các hộ nghèo không đất sản xuất.
Từ đó đến nay, 7 hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi nghêu trong tỉnh đã thu hút được hơn 21.000 xã viên, trong này tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 6.000 người. Nhờ tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu mà hầu hết số xã viên nghèo hiện nay đã cải thiện được kinh tế gia đình, có cuộc sống ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.

Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.

Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, giòn, ngọt, sử dụng đa dạng trong bữa ăn và hiện tại trên thị trường rất được ưa chuộng. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất nấm chân dài cho hộ nông dân, cung cấp thêm cho người tiêu dùng một loại nấm ăn chất lượng cao.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.