Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành

Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành.
Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.
Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành. Đây chỉ là con số khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, còn trên thực con số diện tích đất trồng cam sành trên đất lúa lớn hơn rất nhiều. Trong đó, xã Thông Hòa là địa phương đi đầu trong huyện, với 170 hộ nông dân đã chuyển 102 ha đất trồng lúa sang trồng cam sành.
Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Thông Hòa – người đang cho nhân công lên liếp trồng cam cho biết: “Tôi quyết định như vậy là do kế bên người lên liếp trồng cam, mình trồng lúa cũng bị ảnh hưởng. Mà mình cũng thu lại lợi nhuận cao hơn. Hầu hết bà con đều chuyển sang cam, trung bình một người tầm 6-7 công”.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nguồn lợi nhuận từ cây cam sành mang lại trong 2 năm vừa qua cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa 3 vụ trong năm trên cùng một diện tích. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chuyên cam sành từ các tỉnh khác đến thuê đất, hoặc mua vườn cam non chưa cho trái với giá cao. Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cam sành một cách tự phát sẽ làm phá vỡ quy hoạch vùng lúa chất lượng cao và cánh đồng lớn của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.