Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành

Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành.
Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.
Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành. Đây chỉ là con số khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, còn trên thực con số diện tích đất trồng cam sành trên đất lúa lớn hơn rất nhiều. Trong đó, xã Thông Hòa là địa phương đi đầu trong huyện, với 170 hộ nông dân đã chuyển 102 ha đất trồng lúa sang trồng cam sành.
Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Thông Hòa – người đang cho nhân công lên liếp trồng cam cho biết: “Tôi quyết định như vậy là do kế bên người lên liếp trồng cam, mình trồng lúa cũng bị ảnh hưởng. Mà mình cũng thu lại lợi nhuận cao hơn. Hầu hết bà con đều chuyển sang cam, trung bình một người tầm 6-7 công”.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nguồn lợi nhuận từ cây cam sành mang lại trong 2 năm vừa qua cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa 3 vụ trong năm trên cùng một diện tích. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chuyên cam sành từ các tỉnh khác đến thuê đất, hoặc mua vườn cam non chưa cho trái với giá cao. Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cam sành một cách tự phát sẽ làm phá vỡ quy hoạch vùng lúa chất lượng cao và cánh đồng lớn của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến