Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Nông dân Nguyễn Văn Công buồn bã kể: “Ổi hiện chỉ bán được giá 400-500đ/kg, tính ra mỗi tấn chỉ thu về 400.000 đồng, trong khi đó, chi phí thuê nhân công, tiền phân thuốc… cao hơn rất nhiều lần. Dân trồng ổi coi như lỗ chắc”.
Toàn huyện Kế Sách hiện có khoảng 1.000ha trồng ổi do nghề này đã hình thành từ khoảng 10 năm nay. Những năm đầu chỉ ít hộ tham gia, đến khi giá khá cao (đỉnh điểm đến 13 - 14 ngàn đồng/kg), nhiều nông hộ đã ồ ạt chuyển đổi sang trồng, dẫn đến bí đầu ra, tụt giá.
Tương tự, hàng ngàn nông hộ ở “vựa khoai” Bình Tân cũng đang phải đối mặt với cơn tụt giá chưa từng có. Anh Lê Công Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) cho biết: Năm vừa rồi, gia đình anh trồng 7 công khoai lang tím Nhật Bản, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí anh còn lãi trên 50 triệu đồng. Thấy “ngon ăn”, anh đầu tư tiếp nhưng giá khoai tụt xuống chỉ còn khoảng 120.000 đồng/tạ, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng.
Toàn huyện Bình Tân hiện có khoảng 10.000ha trồng khoai, thời điểm đầu vụ, khoai được thương lái thu mua với mức giá lên đến 700 - 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện khoai tốt chỉ còn 85 - 100 ngàn đồng/tạ, trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra từ 11 - 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 - 6 triệu đồng.
Hiện nay, khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, giá cả đều do Trung Quốc quyết định, nông dân phải lệ thuộc vào người mua trong khi gần như không có một hợp đồng nào được k kết, do vậy, việc mua bán của nông dân phải chịu nhiều rủi ro, và thiệt thòi.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.

Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.

Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).

Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.

Bất kể ngày hay đêm, ông Đào Văn Non (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn làm việc với đam mê cháy bỏng.