Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Nông dân Nguyễn Văn Công buồn bã kể: “Ổi hiện chỉ bán được giá 400-500đ/kg, tính ra mỗi tấn chỉ thu về 400.000 đồng, trong khi đó, chi phí thuê nhân công, tiền phân thuốc… cao hơn rất nhiều lần. Dân trồng ổi coi như lỗ chắc”.
Toàn huyện Kế Sách hiện có khoảng 1.000ha trồng ổi do nghề này đã hình thành từ khoảng 10 năm nay. Những năm đầu chỉ ít hộ tham gia, đến khi giá khá cao (đỉnh điểm đến 13 - 14 ngàn đồng/kg), nhiều nông hộ đã ồ ạt chuyển đổi sang trồng, dẫn đến bí đầu ra, tụt giá.
Tương tự, hàng ngàn nông hộ ở “vựa khoai” Bình Tân cũng đang phải đối mặt với cơn tụt giá chưa từng có. Anh Lê Công Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) cho biết: Năm vừa rồi, gia đình anh trồng 7 công khoai lang tím Nhật Bản, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí anh còn lãi trên 50 triệu đồng. Thấy “ngon ăn”, anh đầu tư tiếp nhưng giá khoai tụt xuống chỉ còn khoảng 120.000 đồng/tạ, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng.
Toàn huyện Bình Tân hiện có khoảng 10.000ha trồng khoai, thời điểm đầu vụ, khoai được thương lái thu mua với mức giá lên đến 700 - 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện khoai tốt chỉ còn 85 - 100 ngàn đồng/tạ, trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra từ 11 - 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 - 6 triệu đồng.
Hiện nay, khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, giá cả đều do Trung Quốc quyết định, nông dân phải lệ thuộc vào người mua trong khi gần như không có một hợp đồng nào được k kết, do vậy, việc mua bán của nông dân phải chịu nhiều rủi ro, và thiệt thòi.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)" tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau, quả an toàn của 7 cơ sở sản xuất, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu rau quả trong hai tháng đầu năm nay đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 22% so với cùng kỳ và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) hy vọng mặt hàng rau quả có thể đem về khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm nay.

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.