Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Với năng suất cao từ 30 - 40 tấn/ha, giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, mỗi hécta mãng cầu xiêm đạt giá trị sản lượng 300 - 400 triệu đồng, trừ chi phí bà con còn lãi trên 200 triệu đồng.
Diện tích trồng mãng cầu xiêm tập trung tại các xã cù lao Tân Thạnh, Tân Thới, Tân Phú... thuộc huyện Tân Phú Đông - vùng chuyên canh mãng cầu xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, cây mãng cầu xiêm thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển Tân Phú Đông, nơi thiên nhiên khắc nghiệt, mỗi năm có đến 6-8 tháng bị nhiễm mặn.
Ông Nguyễn Trường Vũ, nông dân giỏi thâm canh mãng cầu xiêm tại xã cù lao Tân Thạnh (Tân Phù Đông), cho biết gia đình ông có 0,5ha mãng cầu xiêm, mỗi năm đạt sản lượng 20 tấn quả, thu về 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Nhờ cây trồng đặc sản này, mấy năm nay kinh tế gia đình ông khá hẳn lên.
Để phát huy thế mạnh này, tỉnh Tiền Giang giúp huyện Tân Phú Đông quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan khoa học và ngành hữu quan như Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang…
Khuyến khích nông dân chăm sóc theo khoa học, áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn cũng như chủ động phòng trị sâu bệnh bảo vệ cây trồng, thâm canh theo quy trình canh tác VietGAP...
Địa phương cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú nhằm chuyển giao quy trình thâm canh theo hướng VietGAP, nâng cao chất lượng quả, đồng thời khẳng định thương hiệu mãng cầu xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, tháng Bảy vừa qua, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác mãng cầu xiêm xã Tân Phú đã đạt chứng nhận VietGAP trên diện tích hơn 13ha, với 25 hộ tham gia./.
Có thể bạn quan tâm

Theo các thương lái mua bán thủy sản khu vực biên giới tỉnh, bình quân mỗi ngày có trên 200 tấn cá nuôi ở An Giang được xuất qua cửa khẩu, tiêu thụ tại thị trường Campuchia, tăng gấp đôi so năm 2014.

Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.

Những ngày này, Cảng cá Vĩnh Lương, TP. Nha Trang luôn tấp nập các ghe giã đánh bắt xa bờ cập bến. Năm nay, ngư dân trúng mùa cá hố, bình quân mỗi ghe đánh bắt được khoảng 40 tấn.

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Thịt vịt trời thuộc thực phẩm cao cấp. Từ bao đời nay, người dân các xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hễ bắt được vịt trời là để ăn, để bán chứ không ai nuôi.