Nông Dân Tích Cực Hưởng Ứng Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa

“Khi nào nông dân nhận thức được về lợi ích và hiệu quả của mô hình trồng hoa sinh thái trên ruộng lúa, thì chừng đó người nông dân tự động tham gia trồng mà không cần khuyến cáo”. Ông Phạm Văn Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương (huyện Châu Thành) đã khẳng định một cách chắc chắn như vậy.
Ở xã Tân Hương, mô hình trồng hoa sinh thái dẫn dụ thiên địch có lợi được thực hiện từ nhiều năm trước, nhằm giải quyết nạn sâu rầy bảo vệ lúa, vừa đảm bảo lúa đạt năng suất cao, hạn chế phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, giữ gìn được sức khỏe, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Xã được Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai, tập huấn nhiều dự án về mô hình sản xuất lúa thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng công nghệ sinh thái... đã giúp cho nông dân trong xã trồng nhiều vụ lúa đạt.
Việc trồng hoa sinh thái dẫn dụ thiên địch nhằm tấn công tiêu diệt các loại côn trùng gây hại bảo vệ lúa, đó cũng là một trong những giải pháp thích hợp góp phần đem lợi ích cho nông dân vì giúp giảm được một phần chi phí trong sản xuất, lúa đạt chất lượng cao, bán có lời.
Vụ lúa hè thu 2014, 36 hộ nông dân với 20 ha canh tác ở ấp Tân Phú thấy được lợi ích từ mô hình này nên đã tự gieo bông (bông soi nhái), hoặc nhổ nơi khác về trồng trên bờ ruộng của mình mà không chờ đợi chương trình của Nhà nước hỗ trợ. Kết quả vụ này, nông dân đã ngồi lại đánh giá về hiệu quả của việc trồng hoa thì thấy lúa nặng trĩu bông, vàng óng ánh, năng suất đạt trung bình trên 6 tấn/ha.
Một nông dân có tham gia chương trình này cho biết: “Nông dân chúng tôi vốn đã nắm chắc cơ bản về quy trình sản xuất lúa mà ngành Khuyến nông đã hướng dẫn, thì việc trồng hoa sinh thái đã góp phần dẫn dụ thiên địch để tấn công côn trùng gây hại, giúp giảm chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, cái lợi thấy rõ trước mắt mà không tốn kém gì nên không chờ Nhà nước hỗ trợ, chúng tôi đã tự trồng”. Ông Nguyễn Thành Danh, nông dân ngụ ấp Tân Phú chia sẻ như vậy.
Còn ở 2 ấp Tân Hòa và Tân Thạnh, vụ lúa đông xuân 2013 - 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng 40 ha, vừa hỗ trợ lúa giống, bông và công chăm sóc. Sau khi hết chương trình, nông dân tự bảo quản, chăm sóc gìn giữ bờ hoa cho đến hôm nay.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tan-huong-nong-dan-tich-cuc-huong-ung-mo-hinh-ruong-lua-bo-hoa-566413/
Có thể bạn quan tâm

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,

Tuần qua, chúng tôi có dịp cùng với đoàn khảo sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Giồng Trôm và xã Hưng Lễ tìm hiểu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nông dân tại xã Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông (Bến Tre) ven sông Hàm Luông.

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.