Nông Dân Thâm Canh Xoài Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.
Đây là một trong những hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn chất lượng và Đào tạo Tín Việt (Đà Nẵng) thực hiện từ năm 2012, thông qua việc xây dựng 3 mô hình sản xuất xoài tại 3 phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn); xã Cát Hiệp và xã Cát Hanh (Phù Cát) diện tích 90 ha với sự tham gia của 30 hộ dân.
Nhằm thực hiện có hiệu quả dự án, doanh nghiệp đã điều tra thực trạng sản xuất xoài tại các địa phương, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cây xoài để hướng dẫn người dân áp dụng. Kết quả cho thấy, nông dân ứng dụng tốt các kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh đúng cách dẫn đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Năng suất xoài tăng 16,67% so với trước khi thực hiện dự án, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giá bán tăng 10%. Đây là cơ sở để chính quyền và nông dân các địa phương trong tỉnh đánh giá, lựa chọn nhân rộng mô hình ra diện rộng, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?