Nông Dân Thâm Canh Xoài Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.
Đây là một trong những hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn chất lượng và Đào tạo Tín Việt (Đà Nẵng) thực hiện từ năm 2012, thông qua việc xây dựng 3 mô hình sản xuất xoài tại 3 phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn); xã Cát Hiệp và xã Cát Hanh (Phù Cát) diện tích 90 ha với sự tham gia của 30 hộ dân.
Nhằm thực hiện có hiệu quả dự án, doanh nghiệp đã điều tra thực trạng sản xuất xoài tại các địa phương, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cây xoài để hướng dẫn người dân áp dụng. Kết quả cho thấy, nông dân ứng dụng tốt các kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh đúng cách dẫn đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Năng suất xoài tăng 16,67% so với trước khi thực hiện dự án, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giá bán tăng 10%. Đây là cơ sở để chính quyền và nông dân các địa phương trong tỉnh đánh giá, lựa chọn nhân rộng mô hình ra diện rộng, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”.

Nếu tận dụng tối đa các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.

Cùng với việc đưa các giống đậu nành chất lượng cao vào sản xuất, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông phối hợp với các doanh nghiệp, viện khoa học, trường đại học, trung tâm nghiên cứu… định hướng cho nông dân các giải pháp kỹ thuật về thâm canh, xen canh tăng năng suất.