Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì

Khi nước trong hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) cạn kiệt, hơn 4.000 ha đất bán ngập trong hồ được người dân tận dụng trồng khoai mì cho năng suất và chất lượng bột khá cao.
Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.
Ông Võ Thành Tơ, một nông dân có hơn 30 ha đất bán ngập xung quanh đảo Nhím trong hồ Dầu Tiếng cho biết, năm 2014 có nhiều người trồng khoai mì ở những diện tích thấp dưới cốt 20, nên hàng trăm ha khoai mì chưa đến thời điểm thu hoạch đã bị nước hồ dâng lên nhấn chìm, trắng tay. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay người dân không trồng khoai mì ở những diện tích dưới cốt nước 20, thay vào đó họ trồng các loại đậu, bắp, khoai lang, hàng bông... cho thu hoạch chắc ăn hơn, bởi thời gian trồng ngắn hơn.
Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm người và nhiều phương tiện, trâu bò vào lòng hồ trồng khoai mì. Nhất là ở khu vực đảo Nhím, nhiều hộ dân cất chòi, trại ở tại chỗ để trồng, chăm sóc khoai mì, do vậy tình hình an ninh, trật tự diễn ra khá phức tạp.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.