Nông Dân Tây Ninh Đốn Bỏ Gần 2.000ha Cao Su

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích cao su thời gian qua bị người dân đốn bỏ trên địa bàn là gần 2.000ha.
Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...
Cũng như nhiều địa phương khác, do thời điểm này giá cao su giảm mạnh so với các năm trước và một số mặt hàng nông sản khác nên nông dân đốn cao su để trồng cây khác có lợi nhuận hơn.
Theo Sở NN&PTNT, tính đến năm 2013, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh đã vượt qua diện tích cây cao su quy hoạch là 13.770ha (diện tích năm 2013 là 98.170ha trong khi diện tích cây cao su quy hoạch là 84.400ha).
Có thể bạn quan tâm

- Sau hơn 2 năm Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, việc chuyển đổi HTX diễn ra rất chậm và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp hiện đang lúng túng, luẩn quẩn với tình trạng “bình mới, rượu cũ”.

Thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã được triển khai sâu, rộng và đạt kết quả đáng kể. Hàng ngàn hộ gia đình đã được vay vốn mở rộng chăn nuôi, tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhất trí một số đề xuất của Sở NN&PTNT tại buổi làm việc đánh giá kết quả triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 được tổ chức mới đây.
ĐBSCL đang chờ đợi cơ hội đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp.

Sau một thời gian phát triển quá nóng, nay cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm, kể cả sản xuất trong nước cũng như trên thị trường xuất khẩu.