Nông Dân Tây Ninh Đốn Bỏ Gần 2.000ha Cao Su

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích cao su thời gian qua bị người dân đốn bỏ trên địa bàn là gần 2.000ha.
Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...
Cũng như nhiều địa phương khác, do thời điểm này giá cao su giảm mạnh so với các năm trước và một số mặt hàng nông sản khác nên nông dân đốn cao su để trồng cây khác có lợi nhuận hơn.
Theo Sở NN&PTNT, tính đến năm 2013, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh đã vượt qua diện tích cây cao su quy hoạch là 13.770ha (diện tích năm 2013 là 98.170ha trong khi diện tích cây cao su quy hoạch là 84.400ha).
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều địa phương, việc quản lý nguồn giống cây trồng còn lỏng lẻo. Nhiều đơn vị cung ứng giống không thông qua các cơ quan quản lý mà đưa giống thẳng xuống các HTX, hộ dân; một số nơi vẫn còn sử dụng các giống cũ kém năng suất, chất lượng...
Tại vùng khoai thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, khoai lang bắt đầu vào vụ mới, giúp hàng trăm lao động địa phương có thu nhập rất cao.

Chúng tôi đến xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao.

Nông dân tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang tích cực chuẩn bị lúa giống, tiến hành làm vệ sinh đồng ruộng để sẵn sàng gieo sạ vụ lúa đông xuân 2013 - 2014.

Nhờ lượng nước tưới có kiểm soát, những chất dinh dưỡng trên bề mặt đất không bị trôi đi, đất luôn đạt độ pH ổn định.