Nông Dân Tây Ninh Đốn Bỏ Gần 2.000ha Cao Su

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích cao su thời gian qua bị người dân đốn bỏ trên địa bàn là gần 2.000ha.
Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...
Cũng như nhiều địa phương khác, do thời điểm này giá cao su giảm mạnh so với các năm trước và một số mặt hàng nông sản khác nên nông dân đốn cao su để trồng cây khác có lợi nhuận hơn.
Theo Sở NN&PTNT, tính đến năm 2013, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh đã vượt qua diện tích cây cao su quy hoạch là 13.770ha (diện tích năm 2013 là 98.170ha trong khi diện tích cây cao su quy hoạch là 84.400ha).
Có thể bạn quan tâm

Đây là thông tin được ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết ngày 1.4.

Tôm, cá đánh bắt từ hồ Tây (Hà Nội) có giá đắt hơn các loại nuôi trong ao hồ bình thường, nhưng vẫn được mua nhiều, vì… sạch!

Cả 2 mặt hàng nông sản trong nước đang vào chính vụ, nhưng nếu dưa hấu chật vật xuất hàng với giá rẻ thì có nghi án xoài sang Trung Quốc rồi quay ngược về Việt Nam.

Là thợ cơ khí lành nghề với lương khá cao, nhưng anh Võ Lợi ở Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) lại bỏ nghề để mở trang trại nuôi chim trĩ, gà Đông Tảo và bồ câu Pháp.

Khoảng 43.000 lồng bè tôm hùm do người dân canh tác từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trung bình mỗi năm đạt doanh thu hơn 3.500 tỷ đồng.