Nông Dân Tăng Thu Nhập Bằng Cây Lá Giang

Nông dân phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng lá giang tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Ông Huỳnh Tấn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phú Mỹ cho biết, diện tích đất nông nghiệp của phường đang bị thu hẹp, chỉ còn khoảng 6,5 ha trồng các loại rau màu. Cây lá giang đã mọc nhiều ở đây từ lâu, nhiều nhất là ở ấp 4, 5. Trước đây những người không nghề nghiệp thường đến đây cắt lá giang để bán. Vào khoảng năm 2006, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, không còn trồng được cây chủ lực như đậu phộng, nông dân đã mạnh dạn chuyển qua trồng cây lá giang. Hiện nay nhiều gia đình đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng. Diện tích trồng lá giang toàn phường hiện khoảng 3,3 ha.
Ông Huỳnh Văn Lưỡng, người dân ở khu phố 8 cho biết, bây giờ nông dân chủ yếu sống nhờ vào cây lá giang. Ông Lưỡng bắt đầu trồng lá giang từ năm 2009, đầu tư ban đầu khoảng 15 - 20 triệu đồng/1.000m2 để làm trụ xi măng, cây chà, kẽm, phân bón. Đến nay diện tích vườn lá giang của ông hơn 2.500m2, mỗi ngày cắt bán được khoảng 400.000 đồng. Ông Huỳnh Tấn Sơn cho biết thêm, cây lá giang đặc biệt thích hợp với thổ nhưỡng ở phường Phú Mỹ, vốn đầu tư không cao, nhiều gia đình đã tận dụng mọi diện tích đất để trồng.
Việc trồng, chăm sóc lá giang rất đơn giản, thu hoạch cũng dễ dàng, mọi thành viên trong gia đình có thể tham gia. Tuy nhiên, giá cả không được ổn định, vào đầu mùa mưa thường giá rất thấp, người trồng lá giang không có lãi. Ông Sơn cho biết thêm, theo khảo sát mới đây thì toàn phường chỉ còn khoảng 259 hội viên nông dân, hiện nông dân chỉ sản xuất nhỏ lẻ, nhiều hộ áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị nhưng chủ yếu để tự cung cấp cho nhu cầu gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

Ths Nguyễn Văn Tạo, Trưởng phòng Sản xuất hạt giống (Viện Lúa ĐBSCL), cho biết, trong những ngày qua đại diện các DN, đại lý bán giống và nông dân trong vùng liên tục đến liên hệ đặt mua lúa giống. Xu hướng chọn giống sản xuất cho vụ ĐX sắp tới đang chuyển hướng theo nhu cầu thị trường gạo hạt dài, mềm cơm. Các DN và nông dân chủ yếu đặt hàng những giống lúa chất lượng cao, lúa thơm.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố kết quả của cuộc thanh tra gạo trên toàn quốc do thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng Panadda Diskul dẫn đầu tiến hành cho thấy chỉ có 10% trong tổng số 18 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia là có chất lượng tốt, Bưu điện Bangkok đưa tin.

Theo Ban chỉ đạo Ngăn chặn việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản tỉnh Kiên Giang, trong năm 2013, các ngành chức năng đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp đưa tạp chất vào tôm.

Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.