Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước

Do mưa lớn kéo dài, tính đến ngày 31.7 trên địa bàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã có trên 2.130 ha mì bị ngập nước, ước tính thiệt hại gần 21 tỷ đồng.
Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.
Xã Tân Hà và Tân Đông bị thiệt hại nặng nề do mưa lớn kéo dài, kèm theo nước lũ từ thượng nguồn bên Campuchia tràn về gây ngập úng cục bộ.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng là do thiếu ống cống thoát nước; khi mưa lớn kéo dài, hệ thống kênh mương nhỏ hẹp, lâu ngày bị bồi lắng và tắc nghẽn dẫn đến không thoát nước được.
Tại xã Tân Hội có trên 300 ha mì bị ngập úng, những diện tích này là đất trảng thấp, trước đây đều trồng mía, nhưng do giá mía giảm và giá mì tăng cao nên người dân đua nhau bỏ mía trồng mì. Kênh mương khu vực này đã nhỏ hẹp, lại bị bồi lắng, cỏ mọc um tùm gây tắc nghẽn, nước không thoát được và bị ứ đọng nên làm ngập úng kéo dài ở các rẫy mì.
Hiện tại giá mì đang xuống thấp, chỉ còn 1.800 đồng/kg. Trong khi đó, công nhổ mì ít, tiền công nhổ mì cũng tăng cao từ 160.000 đồng/tấn lên 220.000 đồng/tấn đã làm người trồng mì khó khăn.
Thêm vào đó, đường vào rẫy mì bị ngập nước và sình lầy, xe ôtô tải và máy kéo không vào được phải thuê xe bò tăng bo chậm chạp mất nhiều thời gian, giá tăng bo cũng tăng cao từ 100.000 đ/tấn lên 160.000 đ/tấn. Một số hộ trồng mì đành bỏ không thu hoạch, chấp nhận lỗ nặng.
Ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Tân Hội cho biết, gia đình ông trồng 3 ha mì, năng suất có thể tới trên 50 tấn/ha. Đầu tháng 6.2014 thương lái đến xem trả 70 triệu đồng/ha, ông không bán và chờ giá lên cao, nhưng không ngờ mưa lớn kéo dài, rẫy mì bị ngập nước, nay ông kêu lái bán chỉ được 18 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm 2014 đến 30/5/2014, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tại 232 xã, phường, thị trấn của 60 huyện, thị, thành phố trực thuộc 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích bị thiệt hại khoảng là 14.000 ha (nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, do môi trường 4.000 ha), bao gồm diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng khoảng 5.000 ha, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khoảng 1.700 ha và một số bệnh khác.

Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại lợn rừng rộng tới 8ha với hơn 100 con, bao gồm cả lợn sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.

Vụ lúa xuân 2013-2014, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng xây dựng 6 mô hình sản xuất lúa VietGap và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 160 ha tại các xã: An Tiến (huyện An Lão), Phả Lễ (huyện Thủy Nguyên), Cộng Hiền (huyện Vĩnh Bảo), Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), Cao Minh (huyện Vĩnh Bảo) và Đông Phương (huyện Kiến Thụy).

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt cho rằng: Vì 2 năm trở lại đây giá Atiso tăng cao nên bà con quay lại trồng Atiso rất nhiều, diện tích Atiso tại phường 12 khoảng 45ha, tăng 5ha. Sản lượng Atiso cung cấp ra thị trường tăng nên giá giảm đi.