Nông Dân Tại Đắk Nông Chặt Bỏ Gần 400ha Cao Su Vì Lỗ Nặng

Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo
Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.
Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo, lượng mủ thấp nên nhiều người dân đã ồ ạt chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác như cây tiêu, càphê, chanh dây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay diện tích tập trung nhiều nhất là tại huyện Đắk R'lấp 212ha, huyện Đắk Song 83ha, huyện Tuy Đức 32ha, huyện Krông Nô 23,5ha và rải rác các địa phương khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 32.000ha cao su, trong đó có 5.970ha cao su quốc doanh, 3.990ha cao su do các doanh nghiệp tư nhân trồng và 22.300ha cao su tiểu điền. Trong đó tổng diện tích đang khai thác hiện nay toàn tỉnh là 12.766ha, với năng suất bình quân đạt 1.627kg/ha.
Trước thực trạng nông dân trong tỉnh chặt bỏ vườn cao su có chiều hướng gia tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có.
Đối với một số vườn cao su hết chu kỳ khai thác, năng suất mủ thấp hoặc một số diện tích trồng bằng cây giống thực sinh, giống cũ…thì có thể chặt bỏ trồng lại cây khác.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không chặt cây cao su tại những vườn đã trồng bằng giống mới sinh trưởng phát triển tốt, vườn cao su đang cho thu mủ tốt nhằm đảm bảo cân bằng cơ cấu cây trồng toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.

Nhờ được đào tạo nghề bài bản, nhiều hộ nông dân (ND) vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã có thu nhập cao từ mô hình vườn - ao - chuồng.

1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.

Nông nghiệp đang nổi lên là ngành rất "hot" trong năm qua và cả những năm sắp tới. Ngành nông nghiệp không bi quan với những nhà tiên phong sản xuất theo chuỗi.

Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.