Nông Dân Tại Đắk Nông Chặt Bỏ Gần 400ha Cao Su Vì Lỗ Nặng

Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo
Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.
Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo, lượng mủ thấp nên nhiều người dân đã ồ ạt chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác như cây tiêu, càphê, chanh dây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay diện tích tập trung nhiều nhất là tại huyện Đắk R'lấp 212ha, huyện Đắk Song 83ha, huyện Tuy Đức 32ha, huyện Krông Nô 23,5ha và rải rác các địa phương khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 32.000ha cao su, trong đó có 5.970ha cao su quốc doanh, 3.990ha cao su do các doanh nghiệp tư nhân trồng và 22.300ha cao su tiểu điền. Trong đó tổng diện tích đang khai thác hiện nay toàn tỉnh là 12.766ha, với năng suất bình quân đạt 1.627kg/ha.
Trước thực trạng nông dân trong tỉnh chặt bỏ vườn cao su có chiều hướng gia tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có.
Đối với một số vườn cao su hết chu kỳ khai thác, năng suất mủ thấp hoặc một số diện tích trồng bằng cây giống thực sinh, giống cũ…thì có thể chặt bỏ trồng lại cây khác.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không chặt cây cao su tại những vườn đã trồng bằng giống mới sinh trưởng phát triển tốt, vườn cao su đang cho thu mủ tốt nhằm đảm bảo cân bằng cơ cấu cây trồng toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm vào Nam làm thuê kiếm sống nhưng không tạo lập được gì, Bùi Văn Trinh (SN 1974) Hoa Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình trở về với mong muốn có thể tạo dựng được cơ nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau một thời gian nỗ lực cùng sự cần cù, chịu khó anh đã thu được những thành quả ban đầu.

Cùng với các mô hình như dệt, móc len, nuôi tằm, vài năm trở lại đây, nghề nuôi ong sữa đã và đang góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều chị em phụ nữ của xã Bình Thạnh (Đức Trọng - Lâm Đồng).

Ở VN, người dùng thịt gà có "gu" khác nước ngoài. Thịt chín phải có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, mịn và hơi dai.

Ở vùng biển Gò Công, các sân nghêu như mỏ "vàng trắng" mang lại cho người dân vùng biển cuộc sống sung túc. Song, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại lo lắng mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ vì nghêu.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, do thời tiết trong tháng 5 có những diễn biến bất lợi, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ và độ mặn cao, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, gây thiệt hại cho tôm nuôi.