Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch

Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch
Ngày đăng: 04/11/2014

Gần 30 nông dân của Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói (ấp 9, xã Mỹ Lộc, H.Tam Bình, Vĩnh Long) vừa xuất ngoại sang Lào để trồng lúa sạch theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và chuyển giao kỹ thuật trồng lúa cho nông dân Lào.

Chuyên gia nông dân

Những nông dân này được Công ty TNHH TM DV-SX-XNK Bảo Ngọc Bình Phước thuê sang Lào trồng lúa sạch từ tháng 6.2014. Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng), Chủ nhiệm Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9, cho biết: "Đây là chương trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp VN và Lào.

Công ty mời những nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn để sang Lào trồng lúa sạch và chuyển giao công nghệ cho nông dân Lào". Khi sang Lào, những nông dân này sẽ được giao 700 ha đất để tổ chức sản xuất, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu nhằm làm ra sản phẩm sạch. Hiện những nông dân này đã xuống giống 100 ha với 2 giống lúa Thảo Dược và Hồng Ngọc.

Theo ông Trọng, hiện ở Lào đất hoang hóa nhiều do việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn kém, thủy lợi chưa được đầu tư. Nông dân nước bạn vẫn còn gieo mạ, cấy và gặt lúa bằng tay với những thửa đất nhỏ, năng suất chỉ khoảng 2 tấn/ha.

“Những nông dân VN sang Lào lần này đều đã có kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở hầu hết các khâu như làm đất, sạ hàng, thu hoạch bằng máy...”, ông Trọng nói.

Ông Nguyễn Văn Năm (67 tuổi), ngụ ấp 9, cho biết: "Hiện một mình tôi làm 2,2 ha lúa tại ấp 9 nhưng vẫn khỏe re vì đã có máy móc làm thay, những việc nặng đều có tổ dịch vụ làm thuê. Ở vùng này, đã 5 năm sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên bây giờ chỉ cần đứng trên bờ là biết lúa bệnh gì hay cần bón loại phân nào. Vì vậy, những nông dân ở đây đủ khả năng làm "chuyên gia" hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cho nông dân Lào".

Xuất gạo sạch qua Hà Lan

Sau một thời gian ở Lào, tranh thủ về thăm nhà, ông Nguyễn Văn Tâm (47 tuổi) chia sẻ: "Tôi được Công ty Bảo Ngọc Bình Phước ký hợp đồng lái máy xới và máy cắt lúa ăn theo sản phẩm. Chỉ hơn 1 tháng, tôi cùng ông bạn là nông dân ở địa phương mỗi người được lãnh hơn 20 triệu đồng".

Ông Tâm cho biết sau khi về thăm nhà vài hôm, ông sẽ cùng 6 nông dân khác qua Lào tiếp tục trồng lúa. Hiện tại, không chỉ nông dân trong xã mà cả những xã lân cận cũng đến xin được qua Lào trồng lúa. Tuy nhiên, họ phải được ông Mười Trọng chọn lựa về tay nghề cũng như tính cần cù, siêng năng.

Về thu nhập, nông dân phụ trách phun thuốc, sạ được thuê với giá 6 triệu đồng/tháng; nông dân có tay nghề lái máy cày, máy gặt ăn theo sản phẩm với thu nhập 15 - 20 triệu đồng/tháng. Dự kiến, trong thời gian tới, Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9 sẽ tuyển thêm vài chục nông dân đưa sang Lào làm lúa sạch.

Ông Quách Phi Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Bảo Ngọc Bình Phước (trụ sở ở Bình Phước), cho biết dự án trồng lúa hữu cơ của công ty tại Lào có quy mô 10.000 ha, đây là mùa vụ đầu tiên, diện tích trồng khoảng 100 ha. Những nông dân VN sang tham gia dự án với tư cách là chuyên gia, kỹ thuật viên... và hưởng thù lao tùy theo vị trí công việc. Toàn bộ gạo sạch thu hoạch được sẽ xuất qua Hà Lan.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

07/07/2014
Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao? Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao?

Những năm trước, nông dân xã Đồng Nai (Bù Đăng - Bình Phước) vui mừng vì trồng xen ca cao trong vườn điều cho hiệu quả kinh tế cao. Hai năm qua, người trồng ca cao ở đây lại “nản” vì giá cả thất thường và nấm bệnh xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, giá ca cao đang ổn định và vấn đề sâu bệnh không đáng ngại, chỉ cần chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh, cây sẽ cho năng suất cao.

02/12/2014
Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

07/07/2014
Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

02/12/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

07/07/2014