Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Quay Lưng Với Mía

Nông Dân Quay Lưng Với Mía
Ngày đăng: 28/02/2014

Là vựa nguyên liệu trọng điểm và có năng suất cao nhất cả nước, thế nhưng, chưa bao giờ cây mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó trong nhiều năm qua.

Lối thoát nào cho ngành mía đường trước ngưỡng cửa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015 đang là dấu hỏi lớn trước những yếu kém của ngành mía đường hiện nay. Mở đầu loạt phóng sự về ngành mía đường là câu chuyện về đời sống của nông dân sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía và các nhà máy đường ở ĐBSCL.

Giá thành bình quân cho mỗi kg mía đạt 10 chữ đường ở ĐBSCL là 740 đồng/kg. Thế nhưng, giá mía được thương lái thu mua tại Cù Lao Dung – vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng chỉ từ 600 đến 650/kg. Với năng suất ở mức khá, khoảng 110 tấn/ha, người dân lỗ từ 6 – 11 triệu đồng sau gần 1 năm chăm sóc.

Việc bán mía dưới giá thành đã diễn ra nhiều năm qua ở ĐBSCL. Theo ông Trương Văn Trường, sợ giá tiếp tục giảm, ông đành bán mão theo kiểu tính công. Cứ 1ha, ông lỗ khoảng 25 triệu. Tính ra, thu nhập hàng năm thấp hơn cả chuẩn hộ nghèo.

Thực tế đáng buồn là càng nhiều đất, đầu tư mở rộng vùng trồng, đẩy mạnh sản xuất, nông dân lại chóng tiến gần đến ngưỡng nghèo đói.

Hơn 20 năm qua, cây mía trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL. Mặc dù giá trồi sụt thất thường nhưng chưa bao giờ cây mía không có đầu ra. Nhưng chỉ có khoảng 5 năm, nông dân có lãi; còn lại là huề vốn và lỗ. Theo các tỉnh, thành, nguyên nhân là do vấn đề qui hoạch, phát triển cây mía chưa được đầu tư thỏa đáng; dẫn đến canh tác nhỏ lẻ, chậm đổi mới về giống, 95% sản xuất bằng thủ công, làm tăng giá thành và hạn chế khả năng cạnh tranh.

Đó là rào cản khiến nông dân còn nghèo mặc dù hơn 20 năm qua vẫn gắn bó với cây mía và nhà máy đường.

Nhiều diện tích chuyên canh mía, nông dân chuyển sang nuôi tôm hoặc các loại cây trồng khác. Theo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm về mía có khả năng biến mất trong vòng 3 năm tới. Chạy theo thị trường một cách tự phát chưa chắc đã khấm khá nhưng có điều chắc chắn là người trồng mía phải đối mặt với nhiều rủi ro mới, trong khi họ lại hưởng lợi ít nhất.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.

25/02/2014
Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.

25/03/2014
Hội Nông Dân Tam Đảo Xây Dựng Thương Hiệu Su Su Sạch Hội Nông Dân Tam Đảo Xây Dựng Thương Hiệu Su Su Sạch

Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.

25/03/2014
Du Lịch Ruộng Đồng Du Lịch Ruộng Đồng

Thời gian qua, với chủ trương và chính sách hỗ trợ của TP, vùng nông nghiệp TPHCM không chỉ chuyển dịch theo hướng lựa chọn cây con có giá trị cao như rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh… mà còn được khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp.

25/02/2014
Phí Trung Gian Quá Lớn Phí Trung Gian Quá Lớn

Hiện giá gà ta lai được người chăn nuôi xuất chuồng chỉ 55.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi đó, tiến hành khảo sát phần lớn các chợ ở Hà Nội, giá gà ta lai được bán ở mức 90.000-100.000 đồng/kg. Nhận thấy chi phí trung gian quá lớn (35.000-40.000 đ/kg), PV NNVN theo chân lái buôn gà tìm hiểu...

25/03/2014