Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía
Ngày đăng: 06/06/2013

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

Đã vào vụ mía năm 2013 - 2014, nhưng tại các vùng nguyên liệu mía ở huyện Hàm Tân như Tân Phúc, Tân Đức không còn cảnh hối hả, hân hoan như cái thời mà các nhà máy đường tranh mua tranh bán mía như dạo trước. Khoảng 10 năm về trước, mía là cây trồng chủ lực của huyện mà chưa loại cây nào có thể thay thế.

Tuy nhiên, từ sau khi mía đường Hàm Tân được công nhận làng nghề, vì nhiều lý do, làng mía đã không được cải thiện mà còn liên tục bị giảm diện tích. Nhất là những năm gần đây, hàng trăm ha mía bị phá bỏ. Nguyên liệu không còn, hàng chục lò ép đường thủ công, vốn là nghề truyền thống đặc trưng của vùng này cũng phải ngừng sản xuất. Trong đó có một vài hộ đã chuyển sang trồng mì hoặc trồng thanh long.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Cường – thôn 1, xã Tân Phúc: “Sau một thời gian dài gắn bó với cây mía, tôi nhận thấy loại cây này không thể giúp kinh tế gia đình khá giả lên. Chính vì vậy, tôi quyết định chuyển một phần diện tích trồng mía sang trồng thanh long”. Hiện, gia đình ông có hơn 1.000 trụ thanh long đã cho trái. Nhận thấy hiệu quả từ thanh long, ông cho biết sắp tới sẽ mở rộng thêm diện tích. Những năm gần đây, khá nhiều người trồng mía trong huyện đã nói lời đoạn tuyệt với loại cây này. Riêng xã Tân Phúc đã có hàng trăm ha mía chuyển đổi sang cây cao su hay thanh long... Hiện tại hầu hết là những người ít đất, không có điều kiện chuyển đổi thì vẫn còn bám trụ với cây mía. Vì lợi nhuận thu về của người trồng mía rất thấp, chính vì vậy rất khó để khuyến khích người dân tiếp tục trồng mía.

Từ nhiều năm nay, việc thu mua mía nguyên liệu ở Hàm Tân không ổn định. Người dân đã thật sự không còn mặn mà dù cây mía đã bén rễ nơi đây hàng chục năm qua. Tình trạng đó cộng với giá vật tư nông nghiệp tăng khiến dân phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây khác như thanh long hay cao su là tất nhiên. Ông Lý Quang Trung, thôn 4, xã Tân Đức là một trong những nông dân gắn bó lâu năm với cây mía, đồng thời cũng là người trực tiếp hợp đồng với quản lý của các nhà máy đường cho biết, đầu vụ mía 2012 – 2013, tình hình thu mua mía chậm, cứ 2 ngày một xe nên mía trổ cờ làm thiệt hại khoảng 10-15% năng suất.

Bình quân 1 ha mía thu hoạch, trừ chi phí chỉ còn lãi khoảng 10 triệu đồng, so với những năm trước giảm hơn 50%. Tuy chưa có con số thống kê chính thức về vấn đề lời lỗ của người trồng mía toàn huyện, nhưng chứng kiến những ruộng mía trổ cờ cho thấy thu nhập của người trồng mía không nhiều như những năm trước.

Ông Phan Liên - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Đức cho biết: Thực tế, những hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mía sang cao su hay thanh long chủ yếu là những hộ khá giả. Vì vậy, để những hộ nông dân ít vốn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính quyền địa phương đã thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bà con được vay vốn đầu tư cây trồng khác hoặc trồng xen canh để tăng thêm thu nhập. Giải pháp nào để nông dân không quay lưng với cây mía vẫn là câu hỏi khó ở huyện Hàm Tân!


Có thể bạn quan tâm

Bền Bỉ Với Con Tôm Sú Bền Bỉ Với Con Tôm Sú

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

04/06/2013
Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An) Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An)

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

22/10/2012
Trồng Màu Trên Đất Lúa Trồng Màu Trên Đất Lúa

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

28/07/2013
Cá Chết Hàng Loạt Người Nuôi Cá Mú Lồng Khốn Đốn Ở Xã Bình Thuận (Quảng Ngãi) Cá Chết Hàng Loạt Người Nuôi Cá Mú Lồng Khốn Đốn Ở Xã Bình Thuận (Quảng Ngãi)

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…

12/05/2013
Bất Ngờ Cá Tầm Việt Bất Ngờ Cá Tầm Việt

Nói đến nuôi trồng thủy sản, nhiều người thường liên tưởng đến lợi thế vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long với tôm và cá tra mang về nhiều tỷ USD/năm. Thế nhưng gần đây, khu vực tưởng như thất thế với nghề này là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên xuất hiện vật nuôi mới đầy tiềm năng: cá nước lạnh từ vùng ôn đới.

06/06/2013