Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phường Ngọc Hà Quyết Tâm Không Để Nợ Quá Hạn

Nông Dân Phường Ngọc Hà Quyết Tâm Không Để Nợ Quá Hạn
Ngày đăng: 04/09/2014

Là phường nội đô của thành phố Hà Giang, tuy nhiên tỷ lệ tham gia chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn số hộ dân trong phường.

Những năm gần đây, nhờ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH hội thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể của phường, đặc biệt là Hội Nông dân; bà con nơi đây đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi nhằm phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN trên địa bàn phường.

Phường Ngọc Hà hiện có gần 850 hộ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh, với số dư nợ gần 5,5 tỷ đồng đồng và được quản lý, đôn đốc thu hồi nợ do các tổ chức đoàn thể phường; trong đó, Hội Nông dân đang quản lý 2 Tổ vay vốn, với số dư nợ trên 1,5 tỷ đồng.

Nhằm phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, Hội Nông dân phường thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên tập trung lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hệu sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây cảnh...

Đến nay Hội đã phối hợp với các ngành của tỉnh, thành phố, của phường duy trì, phát triển mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, đưa diện tích thực hiện từ 2 ha/31 hộ lên 4 ha/53 hộ; các loại cây ăn quả có giá trị cao như mít siêu sớm, chanh tứ thì, đu đủ Thái Lan cũng được bà con trong phường tích cực đưa vào trồng thử nghiệm.

Đến nay trên địa bàn phường đã có trên 6 ha cây ăn quả, diện tích rau, hoa các loại lên trên 21,5 ha... Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng đang là điểm sáng của phường.

Để phát triển chăn nuôi, Hội Nông dân phường thường xuyên vận động, đôn đốc hội viên và nhân dân chủ động phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường.

Được Chủ tịch Hội Nông dân phường dẫn đến thăm gia đình ông Vi Hữu Nhân, ở tổ 9, phường Ngọc Hà; mặc dù chưa giàu có, nhưng sự yên bình, no đủ thì đang hiện hữu bởi vườn trên, ao dưới, chuồng trại chăn nuôi luôn sinh động...

Ông Nhân cho biết: Được Ngân hàng CSXH tỉnh cho vay 20 triệu đồng năm 2013, cùng với vốn của gia đình, ông đầu tư xây chuồng trại nuôi lợn, gà, vịt, thả cá và trồng rau... Đến nay, trong chuồng trại của gia đình, lúc nào cũng có trên 10 con lợn thịt, đàn vịt gần 200 con dưới ao là cá.

6 tháng đầu năm 2014, gia đình ông đã xuất bán một lứa lợn thịt 13 con, thu nhập gần 50 triệu đồng. Ông cho biết, sẽ tiếp tục vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi và mong muốn số tiền được vay lần sau sẽ nhiều hơn, thời gian dài hơn để gia đình yên tâm đầu tư chăn nuôi, sản xuất.

Cũng như gia đình ông Vi Hữu Nhân, gia đình ông Lự Văn Hạc ở tổ 8, phường Ngọc Hà, được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh 20 triệu đồng năm 2013, gia đình ông đã đầu tư hợp lý cho từng loại hình sản xuất như chăn nuôi gà đặc sản, lợn sinh sản và gần 1 ha rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện chuồng trại nhà ông có gần 20 con lợn thịt, 3 con lợn nái, hàng trăm con gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình ông cũng thu lãi gần 100 triệu đồng.

Có thể khẳng định, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã phát huy hiệu quả tại phường Ngọc Hà, tuy nhiên để xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững, người dân nơi đây mong muốn được tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, với thời gian dài hơn để yên tâm tập trung đầu tư, phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại thu nhập ổn định, trả được vốn vay không để tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

18/06/2014
Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014 Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

09/07/2014
Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

09/07/2014
Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.

18/06/2014
Tây Giang Sử Dụng Bón Phân Dúi Trong Sản Xuất Lúa Nước Tây Giang Sử Dụng Bón Phân Dúi Trong Sản Xuất Lúa Nước

Mô hình sản xuất lúa có bón phân dúi được Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Tây Giang triển khai thực hiện tại 3 thôn Pơ’ning, A Rớt, Nal (xã Lăng) với 103 hộ đồng bào Cơ Tu tham gia trên tổng diện tích 10ha.

09/07/2014