Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao

Bên cạnh diện tích cây lúa với gần 476 ha và một số ít các loại như đậu xanh, đậu phộng... thì cây dưa Hoàng kim được bà con trồng tập trung nhiều trên cánh đồng “Bầu cổng” thuộc thôn Phương Cựu 3, chủ yếu được chuyển đổi từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Được biết, cây dưa Hoàng kim “bén duyên” với vùng đất này được khoảng 3 năm nay.
Ban đầu chỉ có vài hộ trồng thì giờ đây đã có hàng chục hộ tham gia trồng loại cây này với diện tích gần 7 ha. Đến nay, đã khẳng định được ưu điểm vượt trội, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Đưa chúng tôi ra thăm diện tích trồng cây dưa Hoàng kim trên chân ruộng, anh Võ Nguyễn Trường Sơn, thôn Phương Cựu 3 cho biết: Trước đây với diện tích 1 ha đất sản xuất lúa, kinh tế gia đình chỉ ở mức ổn định. Qua tìm hiểu, học hỏi, đầu năm 2014, anh chuyển toàn bộ diện tích lúa sang trồng cây dưa Hoàng kim. Nhờ chăm sóc chu đáo và áp dụng đúng kỹ thuật, nên năng suất bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tấn/sào.
Với giá bán hiện nay từ 12 - 15 ngàn đồng/kg, nếu trừ các khoản chi phí, gia đình anh Sơn thu lãi gần 80 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Cũng như anh Sơn, nhờ chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa Hoàng kim nên kinh tế gia đình anh Võ Trường Sanh cũng đã có cuộc sống ổn định.
Anh Sanh chia sẻ: Gia đình anh có 6 sào dưa Hoàng kim, hiện đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cây dưa Hoàng kim phát triển tốt, ít sâu bệnh, thu hoạch đến đâu, bán hết đến đó. Giá bán hiện nay ở mức 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi trên 15 triệu đồng/sào/vụ, nên rất phấn khởi.
Ông Trần Văn Tiến, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phương Hải cho biết: Cây dưa hoàng kim hiện đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho người nông dân.
Tuy nhiên, ngoài phát triển thế mạnh ở địa phương là làm muối và nuôi trồng thủy sản thì cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực nên chủ trương của xã là chỉ vận động bà con chuyển đổi một phần diện tích lúa ở những nơi gò đồi, thiếu nước tưới sang trồng dưa Hoàng kim với quy mô vừa phải, không phát triển thêm diện tích vì lo lắng “đầu ra” không ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Pleiku đã được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản gà Đông Tảo-đặc sản “gà tiến Vua” của xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Ngay tại Gia Lai, nhiều người đã bắt tay nuôi thử nghiệm và nhân giống gà quý này…

Loại heo trên 100kg nhiều mỡ, ít nạc ở miền Tây thường khó bán thì nay lại được nhiều thương lái lùng mua với giá cao.

Lâu nay, việc chăn nuôi lợn đen truyền thống được bà con nhiều nơi trên địa bàn tỉnh duy trì. Sản phẩm thịt lợn đen xét về giá trị thương phẩm, nhu cầu và thị hiếu đều được người tiêu dùng lựa chọn cao hơn hẳn so với thịt lợn ngoại, lợn lai, hướng nạc, siêu nạc.

TP Hồ Chí Minh hiện có tổng đàn bò sữa lớn nhất nước với khoảng 100.000 con, trong đó, huyện Củ Chi chiếm khoảng 70%, sản lượng sữa đạt khoảng 500 tấn/ngày.

Thời gian qua, cùng với việc giá tiêu hạt trên thị trường liên tục đứng ở mức cao, diện tích hồ tiêu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) không ngừng được mở rộng nhờ các chính sách khuyến khích phục hồi và trồng mới loại cây này.