Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao

Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao
Ngày đăng: 30/05/2015

Bên cạnh diện tích cây lúa với gần 476 ha và một số ít các loại như đậu xanh, đậu phộng... thì cây dưa Hoàng kim được bà con trồng tập trung nhiều trên cánh đồng “Bầu cổng” thuộc thôn Phương Cựu 3, chủ yếu được chuyển đổi từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Được biết, cây dưa Hoàng kim “bén duyên” với vùng đất này được khoảng 3 năm nay.

Ban đầu chỉ có vài hộ trồng thì giờ đây đã có hàng chục hộ tham gia trồng loại cây này với diện tích gần 7 ha. Đến nay, đã khẳng định được ưu điểm vượt trội, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Đưa chúng tôi ra thăm diện tích trồng cây dưa Hoàng kim trên chân ruộng, anh Võ Nguyễn Trường Sơn, thôn Phương Cựu 3 cho biết: Trước đây với diện tích 1 ha đất sản xuất lúa, kinh tế gia đình chỉ ở mức ổn định. Qua tìm hiểu, học hỏi, đầu năm 2014, anh chuyển toàn bộ diện tích lúa sang trồng cây dưa Hoàng kim. Nhờ chăm sóc chu đáo và áp dụng đúng kỹ thuật, nên năng suất bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tấn/sào.

Với giá bán hiện nay từ 12 - 15 ngàn đồng/kg, nếu trừ các khoản chi phí, gia đình anh Sơn thu lãi gần 80 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Cũng như anh Sơn, nhờ chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa Hoàng kim nên kinh tế gia đình anh Võ Trường Sanh cũng đã có cuộc sống ổn định.

Anh Sanh chia sẻ: Gia đình anh có 6 sào dưa Hoàng kim, hiện đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cây dưa Hoàng kim phát triển tốt, ít sâu bệnh, thu hoạch đến đâu, bán hết đến đó. Giá bán hiện nay ở mức 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi trên 15 triệu đồng/sào/vụ, nên rất phấn khởi.

Ông Trần Văn Tiến, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phương Hải cho biết: Cây dưa hoàng kim hiện đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho người nông dân.

Tuy nhiên, ngoài phát triển thế mạnh ở địa phương là làm muối và nuôi trồng thủy sản thì cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực nên chủ trương của xã là chỉ vận động bà con chuyển đổi một phần diện tích lúa ở những nơi gò đồi, thiếu nước tưới sang trồng dưa Hoàng kim với quy mô vừa phải, không phát triển thêm diện tích vì lo lắng “đầu ra” không ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Sốc Môi Trường Dẫn Đến Ngao Chết Sốc Môi Trường Dẫn Đến Ngao Chết

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

26/09/2014
Chất Lượng Quy Hoạch Chất Lượng Quy Hoạch

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.

26/09/2014
Tôm Hùm Thương Phẩm Ở Quy Nhơn Được Giá Tôm Hùm Thương Phẩm Ở Quy Nhơn Được Giá

Năm nay, thương lái thu mua tôm hùm thịt ở giá cao nên tôm dạt (loại tôm bị sứt râu, gãy càng, cháy đuôi…) giá cũng rất cao, dao động từ 1 triệu - 1,1 triệu đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm thịt năm nay tăng cao từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, ngư dân nuôi tôm thịt rất phấn khởi vì được giá.

26/09/2014
Doanh Nghiệp Điêu Đứng Vì Công Nhân Bỏ Thuốc Chuột Vào Hàng Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Điêu Đứng Vì Công Nhân Bỏ Thuốc Chuột Vào Hàng Xuất Khẩu

Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.

26/09/2014
Quảng Ngãi Cần Kiểm Tra Thường Xuyên Nguồn Nước Nuôi Trồng Thủy Sản Quảng Ngãi Cần Kiểm Tra Thường Xuyên Nguồn Nước Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

26/09/2014