Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi
Ngày đăng: 02/11/2015

Su su là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của con người.

Do đó, chúng ta nên chế biến để dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.

Cùng trồng những ngọn su su mơn mởn trong nhà bạn nhé:  

1. Thời vụ

Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8 âm lịch) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11 âm lịch) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

2. Chọn giống

Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt.

 3. Tiến hành trồng

Đào hố rộng 60 cm, sâu 40-50 cm, cho nhiều phân chuồng, mùn rác, 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali sau đó dùng đất bột lấp kín quả chỉ để hở mầm.

Tưới ẩm hàng ngày, vài ngày sau ngọn su su sẽ mọc lên.

Su su bắt đầu ra lá thật và sau vài ngày su su đã mọc tua bám.

4. Chăm sóc và phòng sâu bệnh

Che nắng cho quả lúc mới trồng để bảo vệ quả. Khi cây mọc 0,5 - 1m cắm cọc hoặc buộc dây cho cây lên giàn.

Khi cây lên giàn dùng  phân bón hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc.

Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn, cần phát hiện sớm phun thuốc trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm, sau này quả sẽ không nhiều

5. Thu hoạch

Khi su su vừa tới lứa thì thu hoạch. Chú ý nếu để già, vỏ quả sẽ cứng và ăn không ngon.

Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Su su trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả.

Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn. 

Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hợp lý bằng những biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng

Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

16/06/2015
Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.

16/06/2015
Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.

16/06/2015
Bắp lai SSC 2095 chịu hạn Bắp lai SSC 2095 chịu hạn

Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

16/06/2015
Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao? Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao?

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

16/06/2015