Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi
Ngày đăng: 02/11/2015

Su su là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của con người.

Do đó, chúng ta nên chế biến để dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.

Cùng trồng những ngọn su su mơn mởn trong nhà bạn nhé:  

1. Thời vụ

Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8 âm lịch) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11 âm lịch) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

2. Chọn giống

Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt.

 3. Tiến hành trồng

Đào hố rộng 60 cm, sâu 40-50 cm, cho nhiều phân chuồng, mùn rác, 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali sau đó dùng đất bột lấp kín quả chỉ để hở mầm.

Tưới ẩm hàng ngày, vài ngày sau ngọn su su sẽ mọc lên.

Su su bắt đầu ra lá thật và sau vài ngày su su đã mọc tua bám.

4. Chăm sóc và phòng sâu bệnh

Che nắng cho quả lúc mới trồng để bảo vệ quả. Khi cây mọc 0,5 - 1m cắm cọc hoặc buộc dây cho cây lên giàn.

Khi cây lên giàn dùng  phân bón hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc.

Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn, cần phát hiện sớm phun thuốc trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm, sau này quả sẽ không nhiều

5. Thu hoạch

Khi su su vừa tới lứa thì thu hoạch. Chú ý nếu để già, vỏ quả sẽ cứng và ăn không ngon.

Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Su su trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả.

Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn. 

Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hợp lý bằng những biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) Kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc)

Mỗi tuần kiểm tra, Đài Loan phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.

02/05/2015
Nấm rơm giảm giá Nấm rơm giảm giá

Do nguồn cung tăng, giá nấm rơm hiện giảm bình quân khoảng 5.000-7.000 đồng/kg so với các nay 1 tuần và đang ở mức giá thấp hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

02/05/2015
Liên kết sản xuất nếp còn nhiều bất cập Liên kết sản xuất nếp còn nhiều bất cập

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nếp Phú Tân (An Giang) là một trong 4 mô hình được Chính phủ đồng ý cho vay để thực hiện thí điểm. Chuỗi được triển khai trong bối cảnh nông sản tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều người rất kỳ vọng vào mô hình này. Tuy nhiên, qua 2 vụ thực hiện, doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

02/05/2015
Khoai lang tím Nhật khó bán Khoai lang tím Nhật khó bán

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

02/05/2015
Nông dân Trần Văn Tánh làm giàu nhờ tái cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa Nông dân Trần Văn Tánh làm giàu nhờ tái cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

02/05/2015