Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi

Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi
Ngày đăng: 02/11/2015

Su su là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của con người.

Do đó, chúng ta nên chế biến để dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.

Cùng trồng những ngọn su su mơn mởn trong nhà bạn nhé:  

1. Thời vụ

Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8 âm lịch) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11 âm lịch) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

2. Chọn giống

Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt.

 3. Tiến hành trồng

Đào hố rộng 60 cm, sâu 40-50 cm, cho nhiều phân chuồng, mùn rác, 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali sau đó dùng đất bột lấp kín quả chỉ để hở mầm.

Tưới ẩm hàng ngày, vài ngày sau ngọn su su sẽ mọc lên.

Su su bắt đầu ra lá thật và sau vài ngày su su đã mọc tua bám.

4. Chăm sóc và phòng sâu bệnh

Che nắng cho quả lúc mới trồng để bảo vệ quả. Khi cây mọc 0,5 - 1m cắm cọc hoặc buộc dây cho cây lên giàn.

Khi cây lên giàn dùng  phân bón hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc.

Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn, cần phát hiện sớm phun thuốc trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm, sau này quả sẽ không nhiều

5. Thu hoạch

Khi su su vừa tới lứa thì thu hoạch. Chú ý nếu để già, vỏ quả sẽ cứng và ăn không ngon.

Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Su su trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả.

Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn. 

Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hợp lý bằng những biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

“Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía “Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

04/08/2014
Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

19/07/2014
Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

04/08/2014
Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU

Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

19/07/2014
Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

04/08/2014